Ngân hàng thương mại bị rút tiền hàng loạt thì phải làm sao? NHNN có can thiệp sớm đối với ngân hàng thương mại bị rút tiền hàng loạt?
Ngân hàng thương mại bị rút tiền hàng loạt thì phải làm sao?
Rút tiền hàng loạt được giải thích tại khoản 31 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 là việc tổ chức tín dụng bị nhiều người gửi tiền cùng rút tiền dẫn đến tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc mất khả năng chi trả theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Theo đó, căn cứ theo quy định tại Điều 191 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 thì ngân hàng thương mại bị rút tiền hàng loạt phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước và thực hiện ngay các biện pháp sau đây:
(1) Không chia cổ tức bằng tiền mặt; tạm dừng hoặc hạn chế các hoạt động cấp tín dụng và các hoạt động khác có sử dụng nguồn tiền của tổ chức tín dụng; các giải pháp khác để đáp ứng yêu cầu chi trả tiền gửi cho khách hàng;
(2) Thực hiện các biện pháp tại phương án khắc phục trong tình huống bị rút tiền hàng loạt quy định tại Điều 143 Luật Các tổ chức tín dụng 2024; cập nhật, điều chỉnh phương án trong trường hợp cần thiết.
Mặt khác, trong trường hợp tổ chức tín dụng đang được can thiệp sớm bị rút tiền hàng loạt, tổ chức tín dụng đó phải báo cáo ngân hàng nhà nước về tình trạng rút tiền hàng loạt và rà soát, đánh giá lại thực trạng để xây dựng, điều chỉnh phương án khắc phục theo quy định tại Điều 158 và Điều 160 Luật Các tổ chức tín dụng 2024. Tổ chức tín dụng thực hiện phương án khắc phục đã được xây dựng, điều chỉnh.
Lưu ý:
Tổ chức tín dụng được áp dụng biện pháp hỗ trợ sau đây khi bị rút tiền hàng loạt:
- Bán giấy tờ có giá cho Ngân hàng Nhà nước trên nghiệp vụ thị trường mở với lãi suất 0%;
- Thực hiện giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước để bảo đảm thanh khoản theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;
- Ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô được vay đặc biệt từ Ngân hàng Nhà nước; vay đặc biệt từ tổ chức bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi; vay đặc biệt từ tổ chức tín dụng khác.
Ngân hàng thương mại bị rút tiền hàng loạt thì phải làm sao? NHNN có can thiệp sớm đối với ngân hàng thương mại bị rút tiền hàng loạt? (Hình từ Internet)
Ngân hàng Nhà nước có can thiệp sớm đối với ngân hàng thương mại bị rút tiền hàng loạt không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 156 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 thì Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định thực hiện can thiệp sớm khi tổ chức tín dụng thuộc một hoặc một số trường hợp sau đây:
- Số lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài lớn hơn 15% giá trị của vốn điều lệ, vốn được cấp và các quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất hoặc theo kết luận thanh tra, kiểm toán của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và vi phạm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu quy định tại điểm b khoản 1 Điều 138 Luật Các tổ chức tín dụng 2024;
- Xếp hạng dưới mức trung bình theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;
- Vi phạm tỷ lệ khả năng chi trả quy định tại điểm a khoản 1 Điều 138 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 trong thời gian 30 ngày liên tục;
- Vi phạm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu quy định tại điểm b khoản 1 Điều 138 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 trong thời gian 06 tháng liên tục;
- Bị rút tiền hàng loạt và có báo cáo gửi Ngân hàng Nhà nước.
Như vậy, Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định thực hiện can thiệp sớm khi ngân hàng thương mại bị rút tiền hàng loạt và có báo cáo gửi Ngân hàng Nhà nước.
Theo đó, trong trường hợp ngân hàng thương mại bị rút tiền hàng loạt mà không có báo cáo gửi Ngân hàng Nhà nước nhưng thuộc một trong các trường hợp trên thì Ngân hàng Nhà nước vẫn xem xét, quyết định thực hiện can thiệp sớm.
Ngân hàng Nhà nước đặt ngân hàng thương mại vào kiểm soát đặc biệt khi nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 162 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 thì Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định đặt ngân hàng thương mại vào kiểm soát đặc biệt khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Tổ chức tín dụng được can thiệp sớm không có phương án khắc phục gửi Ngân hàng Nhà nước hoặc không điều chỉnh phương án khắc phục theo yêu cầu bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước;
- Trong thời hạn thực hiện phương án khắc phục, tổ chức tín dụng được can thiệp sớm không có khả năng thực hiện phương án khắc phục;
- Hết thời hạn thực hiện phương án khắc phục mà tổ chức tín dụng không khắc phục được tình trạng dẫn đến thực hiện can thiệp sớm;
- Bị rút tiền hàng loạt và có nguy cơ gây mất an toàn hệ thống tổ chức tín dụng;
- Tỷ lệ an toàn vốn của tổ chức tín dụng thấp hơn 04% trong thời gian 06 tháng liên tục;
- Tổ chức tín dụng bị giải thể không có khả năng thanh toán đầy đủ các khoản nợ trong quá trình thanh lý tài sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?