Ngân hàng thương mại có thể làm đại lý thanh toán cho nhiều bên giao đại lý không? Hạn mức giao dịch của bên đại lý là ngân hàng thương mại?
Ngân hàng thương mại có thể làm đại lý thanh toán cho nhiều bên giao đại lý không?
Theo khoản 3 Điều 3 Thông tư 07/2024/TT-NHNN có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
3. Bên làm đại lý thanh toán bao gồm: ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô, tổ chức khác (sau đây gọi là bên đại lý).
...
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 07/2024/TT-NHNN như sau:
Hoạt động của bên giao đại lý và bên đại lý
1. Việc thực hiện hoạt động giao đại lý, làm đại lý của ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô phải phù hợp với nội dung ghi trong Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép thành lập hoặc Quyết định quy định về tổ chức và hoạt động của cấp có thẩm quyền quyết định và văn bản sửa đổi, bổ sung Giấy phép, Quyết định (nếu có).
2. Quỹ tín dụng nhân dân được làm đại lý cho ngân hàng hợp tác xã đối với thành viên, khách hàng của quỹ tín dụng nhân dân đó.
3. Tổ chức tài chính vi mô được làm đại lý cho ngân hàng đối với khách hàng của tổ chức tài chính vi mô đó.
4. Tổ chức khác là doanh nghiệp thành lập hợp pháp được làm đại lý theo thỏa thuận với bên giao đại lý.
5. Ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tài chính vi mô được làm đại lý cho nhiều bên giao đại lý. Tổ chức khác chỉ được làm đại lý cho 01 bên giao đại lý.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì ngân hàng thương mại được làm đại lý thanh toán cho nhiều bên giao đại lý.
Lưu ý: Việc thực hiện hoạt động làm đại lý của ngân hàng thương mại phải phù hợp với nội dung ghi trong Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép thành lập hoặc Quyết định quy định về tổ chức và hoạt động của cấp có thẩm quyền quyết định và văn bản sửa đổi, bổ sung Giấy phép, Quyết định (nếu có).
Ngân hàng thương mại có thể làm đại lý thanh toán cho nhiều bên giao đại lý không? Hạn mức giao dịch của bên đại lý là ngân hàng thương mại? (Hình từ Internet)
Hạn mức giao dịch của bên đại lý là ngân hàng thương mại là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 07/2024/TT-NHNN quy định về hạn mức giao dịch như sau:
Hạn mức giao dịch
1. Bên giao đại lý phải có các biện pháp quản lý số dư, hạn mức giao dịch của bên đại lý là tổ chức khác, gồm:
a) Hạn mức giao dịch (bao gồm giao dịch nộp và rút tiền mặt) đối với khách hàng cá nhân, tối đa là 20 triệu đồng/khách hàng/ngày;
b) Bên đại lý chỉ được thực hiện giao dịch cho khách hàng trong phạm vi số dư tài khoản thanh toán để thực hiện các nghiệp vụ được giao đại lý của bên đại lý mở tại bên giao đại lý theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Thông tư này và mỗi một điểm đại lý thanh toán được giao dịch không quá 200 triệu đồng/ngày và tối đa 05 tỷ đồng/tháng.
2. Hạn mức giao dịch của bên đại lý là ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô theo thỏa thuận giữa bên giao đại lý và bên đại lý.
Như vậy, hạn mức giao dịch của bên đại lý là ngân hàng thương mại được thực hiện theo thỏa thuận giữa bên giao đại lý và bên đại lý.
Bên đại lý là ngân hàng thương mại có được sử dụng tiền của bên giao đại lý cho mục đích kinh doanh khác không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 07/2024/TT-NHNN về nghĩa vụ của bên đại lý như sau:
Quyền và nghĩa vụ của bên đại lý
...
2. Bên đại lý có các nghĩa vụ sau:
e) Liên đới chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng trong trường hợp do lỗi của bên đại lý; có trách nhiệm bồi hoàn cho bên giao đại lý các khoản tiền đền bù mà bên giao đại lý đã chi trả, bồi thường cho khách hàng thay cho bên đại lý đối với các tổn thất, thiệt hại của khách hàng phát sinh từ việc bên đại lý vi phạm hợp đồng đại lý thanh toán và các tổn thất, thiệt hại của khách hàng phát sinh do lỗi của bên đại lý làm lộ thông tin khách hàng, xử lý sai sót, nhầm lẫn trong quá trình tác nghiệp;
g) Trong quá trình làm đại lý, bên đại lý phải thực hiện theo dõi, quản lý tiền, tài sản của bên giao đại lý (nếu có) theo đúng quy định của pháp luật, không được sử dụng tiền, tài sản của bên giao đại lý cho các mục đích kinh doanh khác;
h) Tiếp nhận thông tin tra soát, khiếu nại của khách hàng và phối hợp với bên giao đại lý để xử lý tra soát, khiếu nại; thời hạn xử lý đề nghị tra soát, khiếu nại và việc xử lý kết quả tra soát, khiếu nại được thực hiện theo quy định về cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt;
i) Xây dựng quy trình nội bộ để quản lý rủi ro đối với từng hoạt động đại lý cụ thể, bao gồm cả quy trình giao nhận, bảo quản tiền mặt; có cơ sở vật chất, mạng lưới và đội ngũ cán bộ có trình độ, chuyên môn, kỹ thuật để đảm bảo thực hiện nội dung hoạt động đại lý thanh toán hoặc theo yêu cầu của bên giao đại lý;
...
Như vậy, trong quá trình làm đại lý, ngân hàng thương mại không được sử dụng tiền, tài sản của bên giao đại lý cho các mục đích kinh doanh khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?