Ngân hàng thương mại có Tổng Giám đốc không? Những trường hợp nào không được làm Tổng giám đốc?
Ngân hàng thương mại có vị trí Tổng giám đốc không?
Tổng Giám đốc ngân hàng thương mại
Khoản 1, 2 Điều 32 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 có quy định về cơ cấu tổ chức quản lý của tổ chức tín dụng như sau:
"1. Cơ cấu tổ chức quản lý của tổ chức tín dụng được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần bao gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc).
2. Cơ cấu tổ chức quản lý của tổ chức tín dụng được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên bao gồm Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc)."
Như vậy, cả ngân hàng thương mại cổ phần và ngân hàng thương mại Nhà nước do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ đều có vị trí Tổng Giám đốc trong bộ máy tổ chức.
Ai không được làm Tổng giám đốc ngân hàng thương mại cổ phần?
Khoản 1 Điều 33 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 được bổ sung bởi khoản 6 Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017 quy định những trường hợp không được đảm nhiệm chức vụ, bao gồm vị trí Tổng Giám đốc như sau:
(1) Người thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này, gồm:
- Người chưa thành niên, người bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án;
- Người đã bị kết án về tội từ tội phạm nghiêm trọng trở lên;
- Người đã bị kết án về tội xâm phạm sở hữu mà chưa được xoá án tích;
- Cán bộ, công chức, người quản lý từ cấp phòng trở lên trong các doanh nghiệp mà Nhà nước nắm từ 50% vốn điều lệ trở lên, trừ người được cử làm đại diện quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại tổ chức tín dụng;
- Sỹ quan, hạ sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại tổ chức tín dụng;
- Các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng.
(2) Người thuộc đối tượng không được tham gia quản lý, điều hành theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật về phòng, chống tham nhũng;
(3) Người đã từng là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh, Tổng giám đốc (Giám đốc), thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát của doanh nghiệp, Chủ nhiệm và các thành viên Ban quản trị hợp tác xã tại thời điểm doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản, trừ trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản vì lý do bất khả kháng;
(4) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tại thời điểm doanh nghiệp bị đình chỉ hoạt động, bị buộc giải thể do vi phạm pháp luật nghiêm trọng, trừ trường hợp là đại diện theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm chấn chỉnh, củng cố doanh nghiệp đó;
(5) Người đã từng bị đình chỉ chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Trưởng Ban kiểm soát, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng theo quy định tại Điều 37 của Luật này hoặc bị cơ quan có thẩm quyền xác định người đó có vi phạm dẫn đến việc tổ chức tín dụng bị thu hồi Giấy phép;
(6) Người có liên quan của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) không được là thành viên Ban kiểm soát của cùng tổ chức tín dụng;
(7) Người có liên quan của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên không được là Tổng giám đốc (Giám đốc) của cùng tổ chức tín dụng.
(8) Người phải chịu trách nhiệm theo kết luận thanh tra dẫn đến việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng ở khung phạt tiền cao nhất đối với hành vi vi phạm quy định về giấy phép, quản trị, điều hành, cổ phần, cổ phiếu, góp vốn, mua cổ phần, cấp tín dụng, mua trái phiếu doanh nghiệp, tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
Những trường hợp nào bị miễn nhiệm đối với Tổng Giám đốc ngân hàng thương mại cổ phần?
Tổng Giám đốc của tổ chức tín dụng nói chung bị miễn nhiệm khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Các tổ chức tín dụng 2010:
- Bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
- Có đơn xin từ chức gửi Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng;
- Không tham gia hoạt động của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát trong 06 tháng liên tục, trừ trường hợp bất khả kháng;
- Không bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 50 của Luật này;
- Thành viên độc lập của Hội đồng quản trị không bảo đảm yêu cầu về tính độc lập;
- Các trường hợp khác do Điều lệ của tổ chức tín dụng quy định.
Như vậy, vị trí Tổng Giám đốc là bắt buộc đói với bộ máy tổ chức, cơ cấu của ngân hàng thương mại cổ phần và ngân hàng thương mại do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ. Pháp luật cũng quy định một số trường hợp không được làm Tổng Giám đốc và trường hợp bị miễn nhiệm đối với Tổng Giám đốc trong tổ chức tín dụng nói chung.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?