Ngân hàng thương mại được tham gia hệ thống thanh toán quốc tế không? Nếu được thì điều kiện là gì?
- Ngân hàng thương mại được tham gia hệ thống thanh toán quốc tế không? Nếu được thì điều kiện là gì?
- Tham gia hệ thống thanh toán quốc tế khi chưa được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận thì ngân hàng thương mại bị xử phạt thế nào?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với ngân hàng thương mại tham gia hệ thống thanh toán quốc tế khi chưa được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận là bao lâu?
Ngân hàng thương mại được tham gia hệ thống thanh toán quốc tế không? Nếu được thì điều kiện là gì?
Việc tham gia hệ thống thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại được quy định tại Điều 102 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 như sau:
Tổ chức và tham gia các hệ thống thanh toán
1. Ngân hàng thương mại được tổ chức thanh toán nội bộ, tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc gia.
2. Ngân hàng thương mại được tham gia hệ thống thanh toán quốc tế sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
Theo quy định trên, ngân hàng thương mại được tham gia hệ thống thanh toán quốc tế sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
Ngân hàng thương mại (Hình từ Internet)
Tham gia hệ thống thanh toán quốc tế khi chưa được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận thì ngân hàng thương mại bị xử phạt thế nào?
Mức xử phạt đối với ngân hàng thương mại tham gia hệ thống thanh toán quốc tế khi chưa được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận được quy định tại điểm c khoản 6 Điều 5 Nghị định 88/2019/NĐ-CP, được bổ sung bởi điểm c khoản 7 Điều 1 Nghị định 143/2021/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về những thay đổi phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản
...
6. Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với việc thực hiện một trong các hành vi sau đây khi chưa được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản:
a) Thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 103 và khoản 3 Điều 110 Luật Các tổ chức tín dụng;
b) Góp vốn, mua cổ phần, chuyển nhượng phần vốn góp, mua lại phần vốn góp của tổ chức tín dụng theo quy định tại Điều 71, điểm b khoản 4 Điều 103 Luật Các tổ chức tín dụng;
c) Tham gia hệ thống thanh toán quốc tế;
d) Mua lại cổ phần của cổ đông mà sau khi thanh toán hết số cổ phần mua lại dẫn đến việc giảm vốn điều lệ theo quy định tại Điều 57 Luật Các tổ chức tín dụng.
đ) Cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt không qua tài khoản thanh toán của khách hàng.
...
Căn cứ điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Hình thức xử phạt, mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả
...
3. Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền:
...
a) Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng đối với tổ chức vi phạm là 2.000.000.000 đồng và đối với cá nhân vi phạm là 1.000.000.000 đồng;
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân;
c) Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm của cá nhân là người làm việc tại quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô bằng 10% mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này; mức phạt tiền đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô, đơn vị phụ thuộc của các tổ chức này bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân là người làm việc tại quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô;
d) Thẩm quyền phạt tiền của từng chức danh quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với tổ chức bằng 02 lần thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với cá nhân.
...
Theo quy định trên, ngân hàng thương mại tham gia hệ thống thanh toán quốc tế khi chưa được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với ngân hàng thương mại tham gia hệ thống thanh toán quốc tế khi chưa được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận là bao lâu?
Theo điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
...
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với ngân hàng thương mại tham gia hệ thống thanh toán quốc tế khi chưa được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?
- Hướng dẫn điền mẫu bản kê khai tài sản thu nhập bổ sung dành cho cán bộ, công chức? Tải mẫu bản kê khai bổ sung?
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?