Ngân hàng thương mại khi cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử cho khách hàng cần đáp ứng được những yêu cầu nào?
Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt được cung ứng bởi những tổ chức nào?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 46/2014/TT-NHNN quy định về các đối tượng cung ứng dịch vụ thanh toán như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán bao gồm:
a) Ngân hàng Nhà nước;
b) Ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là ngân hàng);
c) Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô.
2. Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
3. Tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán.
Như vậy, những tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt bao gồm:
- Ngân hàng Nhà nước;
- Ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là ngân hàng);
- Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô.
Ngân hàng thương mại khi cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử cho khách hàng cần đáp ứng được những yêu cầu nào? (Hình từ Internet)
Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam gồm những dịch vụ nào?
Căn cứ Điều 1 Thông tư 46/2014/TT-NHNN quy định về các loại dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam như sau:
Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này hướng dẫn dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt (sau đây gọi là dịch vụ thanh toán) qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, bao gồm các dịch vụ: thanh toán từng lần qua tài khoản thanh toán mở tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước); thanh toán lệnh chi, ủy nhiệm chi; thanh toán nhờ thu, ủy nhiệm thu; chuyển tiền; thu hộ; chi hộ.
2. Việc cung ứng các dịch vụ thanh toán sau được thực hiện theo các quy định riêng của Ngân hàng Nhà nước:
a) Thanh toán liên ngân hàng qua các hệ thống thanh toán do Ngân hàng Nhà nước tổ chức, quản lý và vận hành;
b) Thanh toán séc, thanh toán thẻ ngân hàng qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
3. Việc cung ứng dịch vụ thanh toán quốc tế của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối, theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và theo tập quán thương mại quy định tại khoản 4, Điều 3 Luật Các tổ chức tín dụng được các bên thỏa thuận áp dụng.
Theo đó, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, bao gồm các dịch vụ: thanh toán từng lần qua tài khoản thanh toán mở tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; thanh toán lệnh chi, ủy nhiệm chi; thanh toán nhờ thu, ủy nhiệm thu; chuyển tiền; thu hộ; chi hộ.
Các dịch vụ thanh toán của các tổ chức cung ứng có thể thực hiện thành toán quốc thể nhưng cần phải thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối, theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và theo tập quán thương mại.
Việc cung ứng các dịch vụ thanh toán sau được thực hiện theo các quy định riêng của Ngân hàng Nhà nước:
- Thanh toán liên ngân hàng qua các hệ thống thanh toán do Ngân hàng Nhà nước tổ chức, quản lý và vận hành;
- Thanh toán séc, thanh toán thẻ ngân hàng qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
Ngân hàng thương mại khi cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử cho khách hàng cần đáp ứng được những yêu cầu nào?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 46/2014/TT-NHNN quy định về dịch vụ thanh toán giao dịch bằng phương tiện điện tử như sau:
Dịch vụ thanh toán giao dịch bằng phương tiện điện tử
Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khi cung ứng các dịch vụ thanh toán giao dịch bằng phương tiện điện tử phải đáp ứng các yêu cầu sau:
1. Tuân thủ các quy định về việc lập, xử lý, sử dụng, bảo quản, lưu trữ chứng từ điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng.
2. Xây dựng quy trình thanh toán trong đó đảm bảo có đủ thông tin cần thiết để kiểm tra, đối chiếu nhận biết khách hàng; đáp ứng cơ sở hạ tầng kỹ thuật; quản lý rủi ro, an toàn, bảo mật khi thực hiện dịch vụ thanh toán bằng phương thức điện tử theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động ngân hàng điện tử.
3. Có thỏa thuận bằng văn bản với khách hàng và các bên liên quan, trong đó quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và cơ chế giải quyết tranh chấp (nếu có) theo quy định của pháp luật.
4. Tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền.
Theo quy định trên thì khi cung cấp dịch vụ thanh toán cho khách hàng bằng phương thức điện tử thì ngân hàng thương mại cần đảm bảo dịch vụ mình đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Tuân thủ các quy định về việc lập, xử lý, sử dụng, bảo quản, lưu trữ chứng từ điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng.
- Xây dựng quy trình thanh toán trong đó đảm bảo có đủ thông tin cần thiết để kiểm tra, đối chiếu nhận biết khách hàng; đáp ứng cơ sở hạ tầng kỹ thuật; quản lý rủi ro, an toàn, bảo mật khi thực hiện dịch vụ thanh toán bằng phương thức điện tử theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động ngân hàng điện tử.
- Có thỏa thuận bằng văn bản với khách hàng và các bên liên quan, trong đó quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và cơ chế giải quyết tranh chấp (nếu có) theo quy định của pháp luật.
- Tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?
- Thị trường liên quan được xác định trên cơ sở nào? Nguyên tắc xác định thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan?
- Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN?
- Sĩ quan sử dụng máy tính quân sự để kết nối vào mạng Internet làm lộ lọt thông tin thì xử lý như thế nào?
- Chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking từ 1 1 2025 theo Thông tư 50 2024?