Ngân hàng thương mại phải gửi quy định nội bộ về hoạt động môi giới tiền tệ cho Ngân hàng Nhà nước trong khoảng thời gian nào?
- Môi giới tiền tệ là gì? Ngân hàng thương mại có được cung cấp dịch vụ môi giới tiền tệ?
- Ngân hàng thương mại phải gửi quy định nội bộ về hoạt động môi giới tiền tệ cho Ngân hàng Nhà nước trong khoảng thời gian nào?
- Hợp đồng môi giới tiền tệ giữa Ngân hàng thương mại với khách hàng gồm những nội dung gì?
Môi giới tiền tệ là gì? Ngân hàng thương mại có được cung cấp dịch vụ môi giới tiền tệ?
Môi giới tiền tệ được giải thích tại khoản 20 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 như sau:
Môi giới tiền tệ là việc làm trung gian có thu phí môi giới để thu xếp thực hiện hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 3 Thông tư 17/2016/TT-NHNN được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 02/2024/TT-NHNN quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
1. Môi giới tiền tệ là việc làm trung gian có thu phí môi giới để thu xếp thực hiện hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
...
Và tại Điều 114 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định như sau:
Các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng thương mại
1. Ngân hàng thương mại được thực hiện các hoạt động kinh doanh khác sau đây theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước:
a) Dịch vụ quản lý tiền mặt; dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; dịch vụ bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn;
b) Cung ứng các dịch vụ chuyển tiền, thu hộ, chi hộ và các dịch vụ thanh toán khác không qua tài khoản;
c) Mua, bán tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, trái phiếu doanh nghiệp; mua, bán giấy tờ có giá khác, trừ mua, bán giấy tờ có giá quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
d) Dịch vụ môi giới tiền tệ;
đ) Kinh doanh vàng;
e) Dịch vụ khác liên quan đến bao thanh toán, thư tín dụng;
g) Tư vấn về hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác quy định trong Giấy phép.
...
Theo đó, môi giới tiền tệ là việc làm trung gian có thu phí môi giới để thu xếp thực hiện hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác theo quy định Luật Các tổ chức tín dụng 2024 giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Cũng theo quy định này thì ngân hàng thương mại được cung cấp dịch vụ môi giới tiền tệ.
Ngân hàng thương mại phải gửi quy định nội bộ về hoạt động môi giới tiền tệ cho Ngân hàng Nhà nước trong khoảng thời gian nào? (hình từ internet)
Ngân hàng thương mại phải gửi quy định nội bộ về hoạt động môi giới tiền tệ cho Ngân hàng Nhà nước trong khoảng thời gian nào?
Nguyên tắc môi giới tiền tệ được quy định tại Điều 4 Thông tư 17/2016/TT-NHNN như sau:
Nguyên tắc môi giới tiền tệ
1. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ban hành quy định nội bộ về hoạt động môi giới tiền tệ phù hợp với quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan, trong đó phải bao gồm tối thiểu các nội dung sau: quy trình, thủ tục thực hiện môi giới tiền tệ; phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của những người liên quan đến hoạt động môi giới tiền tệ; quản lý rủi ro đối với hoạt động môi giới tiền tệ.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ban hành, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế quy định nội bộ về hoạt động môi giới tiền tệ, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải gửi trực tiếp hoặc bằng đường bưu điện cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) quy định nội bộ được ban hành, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
2. Việc thực hiện môi giới tiền tệ phải tuân thủ quy định tại Thông tư này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
4. Đảm bảo trung thực, khách quan, vì lợi ích hợp pháp của khách hàng:
a) Thông tin về giao dịch được môi giới tiền tệ và thông tin khác được khách hàng cho phép cung cấp phải được phản ánh đầy đủ, chính xác;
b) Không được cung cấp thông tin sai lệch hoặc can thiệp dưới mọi hình thức nhằm làm sai lệch thông tin dẫn đến khách hàng đánh giá không chính xác về giao dịch được môi giới tiền tệ và/hoặc ảnh hưởng tới lợi ích hợp pháp của khách hàng;
5. Không cung cấp thông tin liên quan đến khách hàng và giao dịch được môi giới tiền tệ cho bên thứ ba, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng.
...
Như vậy, Ngân hàng thương mại phải gửi quy định nội bộ về hoạt động môi giới tiền tệ cho Ngân hàng Nhà nước trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ban hành quy định nội bộ.
Hợp đồng môi giới tiền tệ giữa Ngân hàng thương mại với khách hàng gồm những nội dung gì?
Hợp đồng môi giới tiền tệ giữa Ngân hàng thương mại với khách hàng Điều 7 Thông tư 17/2016/TT-NHNN được ký kết trên cơ sở thỏa thuận của các bên, phù hợp với quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Thông tin về bên môi giới, khách hàng.
- Phương thức thực hiện môi giới tiền tệ.
- Phí môi giới tiền tệ và các chi phí khác có liên quan (nếu có).
- Phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán.
- Quyền, nghĩa vụ của các bên.
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
- Quy định về xử lý tranh chấp.
- Hiệu lực của hợp đồng.
- Các thỏa thuận khác phù hợp với quy định tại Thông tư 17/2016/TT-NHNN và quy định của pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 9 1 là lễ gì? Ngày 9 1 có ý nghĩa gì? 9 1 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? Ngày 9 tháng 1 năm 2025 thứ mấy?
- Tổng Kiểm toán nhà nước báo cáo kết quả kiểm toán trước cơ quan nào? Tổng Kiểm toán nhà nước trực tiếp ký những văn bản nào?
- Dự án dầu khí ở nước ngoài được hình thành từ đâu? Dự án dầu khí ở nước ngoài phải có tài liệu xác định địa điểm thực hiện đúng không?
- Lái xe quá 10 tiếng một ngày phạt bao nhiêu tiền năm 2025? Trừ mấy điểm giấy phép lái xe khi chạy xe quá 10 tiếng?
- Hình thức văn bản trong công tác văn thư của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp bao gồm những gì theo Quyết định 278?