Ngân sách cấp tỉnh được tạm ứng ngân quỹ nhà nước phải đáp ứng các điều kiện gì? Trình tự, thủ tục thực hiện như thế nào?
Ngân sách cấp tỉnh được tạm ứng ngân quỹ nhà nước phải đáp ứng các điều kiện gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 23/2020/TT-BTC quy định như sau:
Điều kiện được tạm ứng ngân quỹ nhà nước
1. Trường hợp quỹ ngân sách trung ương, quỹ ngân sách cấp tỉnh thiếu hụt tạm thời thì được tạm ứng ngân quỹ nhà nước.
2. Ngân sách cấp tỉnh được tạm ứng ngân quỹ nhà nước phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Không có dư nợ tạm ứng ngân quỹ nhà nước quá hạn tại thời điểm đề nghị tạm ứng.
b) Có văn bản phê duyệt của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh (Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tại kỳ họp gần nhất) về việc tạm ứng ngân quỹ nhà nước để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách cấp tỉnh.
c) Mức đề nghị tạm ứng không vượt quá mức tạm ứng ngân quỹ nhà nước tối đa quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này.
Như vậy ngân sách cấp tỉnh được tạm ứng ngân quỹ nhà nước phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Không có dư nợ tạm ứng ngân quỹ nhà nước quá hạn tại thời điểm đề nghị tạm ứng.
- Có văn bản phê duyệt của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh (Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tại kỳ họp gần nhất) về việc tạm ứng ngân quỹ nhà nước để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách cấp tỉnh.
- Mức đề nghị tạm ứng không vượt quá mức tạm ứng ngân quỹ nhà nước tối đa quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này.
Ngân quỹ nhà nước (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị tạm ứng ngân quỹ nhà nước đối với ngân sách cấp tỉnh gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 23/2020/TT-BTC quy định như sau:
Quy trình, thủ tục tạm ứng ngân quỹ nhà nước đối với ngân sách cấp tỉnh
1. Khi phát sinh nhu cầu tạm ứng ngân quỹ nhà nước, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập hồ sơ đề nghị tạm ứng ngân quỹ nhà nước gửi Bộ Tài chính (Kho bạc Nhà nước), bao gồm:
a) Văn bản đề nghị tạm ứng ngân quỹ nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong đó nêu rõ: mức đề nghị tạm ứng ngân quỹ nhà nước; thời hạn hoàn trả tạm ứng; nguồn vốn để hoàn trả tạm ứng; tình hình thực hiện dự toán chi ngân sách địa phương đến thời điểm đề nghị tạm ứng ngân quỹ nhà nước (bao gồm: số dự toán chi ngân sách địa phương được Bộ trưởng Bộ Tài chính giao, số dự toán đã thực hiện, số dự toán còn lại); cam kết hoàn trả khoản tạm ứng ngân quỹ nhà nước đầy đủ, đúng hạn.
b) Văn bản phê duyệt của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh về việc tạm ứng ngân quỹ nhà nước.
...
Như vậy hồ sơ đề nghị tạm ứng ngân quỹ nhà nước đối với ngân sách cấp tỉnh gồm:
- Văn bản đề nghị tạm ứng ngân quỹ nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Văn bản phê duyệt của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh về việc tạm ứng ngân quỹ nhà nước.
Quy trình, thủ tục tạm ứng ngân quỹ nhà nước đối với ngân sách cấp tỉnh được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 đến khoản 4 Điều 8 Thông tư 23/2020/TT-BTC quy định như sau:
Quy trình, thủ tục tạm ứng ngân quỹ nhà nước đối với ngân sách cấp tỉnh
...
2. Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị tạm ứng ngân quỹ nhà nước hợp lệ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, căn cứ khả năng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi, Kho bạc Nhà nước chủ trì, phối hợp với Vụ Ngân sách nhà nước báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách cấp tỉnh.
3. Trường hợp chấp thuận tạm ứng ngân quỹ nhà nước, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quyết định tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách cấp tỉnh; trong đó, quy định mức tạm ứng và thời hạn hoàn trả tạm ứng ngân quỹ nhà nước.
Trường hợp không chấp thuận tạm ứng ngân quỹ nhà nước, Bộ trưởng Bộ Tài chính có văn bản trả lời Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
4. Rút vốn tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh
a) Căn cứ Quyết định tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách cấp tỉnh và nhu cầu sử dụng vốn tạm ứng ngân quỹ nhà nước, Sở Tài chính lập 02 bản Giấy rút vốn tạm ứng ngân quỹ nhà nước (theo Mẫu 03/ĐP ban hành kèm theo Thông tư này) gửi Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh.
b) Việc rút vốn tạm ứng ngân quỹ nhà nước được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Số đề nghị rút vốn và lũy kế số đã rút vốn (nếu có) phải nằm trong mức tạm ứng ngân quỹ nhà nước được Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.
- Thời hạn rút vốn tạm ứng ngân quỹ nhà nước đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư này.
c) Trường hợp đề nghị rút vốn tạm ứng ngân quỹ nhà nước của Sở Tài chính không đảm bảo quy định tại điểm a, điểm b khoản này, Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh có văn bản trả lời Sở Tài chính; đồng thời, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Kho bạc Nhà nước.
Như vậy quy trình, thủ tục tạm ứng ngân quỹ nhà nước đối với ngân sách cấp tỉnh được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?
- Hướng dẫn tra cứu mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025? Mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 thế nào?
- Phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng trong các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa từ ngày 1/4/2025 ra sao?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh Bảng A thế nào?