Ngân sách nhà nước thanh toán những khoản nào trong trường hợp truy đuổi tàu biển mà không truy đuổi được và yêu cầu bắt giữ tàu biển là đúng?
- Yêu cầu bắt giữ tàu biển là không đúng thì ai là người thanh toán chi phí thực hiện bắt giữ tàu biển?
- Ngân sách nhà nước thanh toán những khoản nào trong trường hợp truy đuổi tàu biển mà không truy đuổi được và yêu cầu bắt giữ tàu biển là đúng?
- Chi phí duy trì hoạt động của tàu biển trong thời gian bị bắt giữ
Yêu cầu bắt giữ tàu biển là không đúng thì ai là người thanh toán chi phí thực hiện bắt giữ tàu biển?
Điều 10 Nghị định 57/2010/NĐ-CP quy định chi phí thực hiện bắt giữ tàu biển
(1) Chi phí thực hiện bắt giữ tàu biển bao gồm chi phí thực hiện việc bắt giữ tàu biển theo quyết định của Tòa án, chi phí giám sát tàu biển trong thời gian bị bắt giữ và chi phí truy đuổi tàu biển (nếu có).
(2) Chi phí thực hiện bắt giữ tàu biển được thanh toán theo nguyên tắc sau đây:
a) Chủ tàu có trách nhiệm thanh toán nếu yêu cầu bắt giữ tàu biển là đúng;
b) Người yêu cầu bắt giữ tàu biển có trách nhiệm thanh toán nếu yêu cầu bắt giữ tàu biển là không đúng;
c) Thanh toán từ tiền bán đấu giá tàu biển trong trường hợp chủ tàu bỏ tàu;
d) Ngân sách nhà nước thanh toán trong các trường hợp sau đây:
- Các trường hợp truy đuổi tàu biển mà không truy đuổi được và yêu cầu bắt giữ tàu biển là đúng;
- Các trường hợp đặc biệt khác do Bộ Giao thông vận tải quyết định.
Theo đó, người yêu cầu bắt giữ tàu biển có trách nhiệm thanh toán nếu yêu cầu bắt giữ tàu biển là không đúng.
Truy đuổi tàu biển
Ngân sách nhà nước thanh toán những khoản nào trong trường hợp truy đuổi tàu biển mà không truy đuổi được và yêu cầu bắt giữ tàu biển là đúng?
Khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch 220/2012/TTLT-BTC-BGTVT quy định ngân sách nhà nước thanh toán:
- Chi phí truy đuổi tàu biển mà không truy đuổi được, chi phí tống đạt Quyết định bắt giữ tàu biển của Tòa án và yêu cầu bắt giữ tàu biển là đúng.
+ Chi phí sử dụng phương tiện thực hiện nhiệm vụ.
+ Chi phí sửa chữa phương tiện khi bị hư hỏng phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ (là chênh lệch thiếu giữa chi phí sửa chữa với số tiền bảo hiểm được đền bù).
+ Chi phí bồi dưỡng cho người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ.
- Chi phí trong trường hợp đặc biệt khác do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định.
Chi phí duy trì hoạt động của tàu biển trong thời gian bị bắt giữ
Điều 11 Nghị định 57/2010/NĐ-CP quy định chi phí duy trì hoạt động của tàu biển trong thời gian bị bắt giữ như sau:
(1) Chủ tàu, người khai thác tàu có trách nhiệm cung cấp kinh phí bảo đảm duy trì hoạt động của tàu biển bị bắt giữ.
(2) Trường hợp chủ tàu, người khai thác tàu không cung cấp hoặc không còn khả năng cung cấp kinh phí duy trì hoạt động của tàu biển, Thuyền trưởng, đại lý của chủ tàu có trách nhiệm áp dụng các biện pháp cần thiết bảo đảm duy trì hoạt động của tàu biển bị bắt giữ.
(3) Trường hợp các tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều này không còn khả năng cung cấp tài chính duy trì hoạt động của tàu, Cảng vụ thực hiện việc bắt giữ tàu biển có trách nhiệm cung cấp tài chính bảo đảm duy trì hoạt động cần thiết của tàu biển.
(4) Mọi chi phí liên quan đến việc duy trì hoạt động của tàu biển trong thời gian bị bắt giữ được chi trả theo thỏa thuận giữa các bên hoặc theo quyết định của Tòa án. Chi phí này được thanh toán theo nguyên tắc sau đây:
a) Chủ tàu có trách nhiệm thanh toán nếu yêu cầu bắt giữ tàu biển là đúng;
b) Người yêu cầu bắt giữ tàu biển có trách nhiệm thanh toán nếu yêu cầu bắt giữ tàu biển là không đúng;
c) Thanh toán từ tiền bán đấu giá tàu biển trong trường hợp chủ tàu bỏ tàu;
Bên cạnh đó, khoản 2, 3 Điều 3 Thông tư liên tịch 220/2012/TTLT-BTC-BGTVT cũng quy định chi phí duy trì hoạt động của tàu biển trong thời gian bị bắt giữ (ngoài các trường hợp quy định tại điểm a, b, c khoản 4 Điều 11 Nghị định số 57/2010/NĐ-CP ngày 25/5/2010 của Chính phủ) như sau:
- Chi phí nhiên liệu, vật liệu tối thiểu để duy trì hoạt động cần thiết của tàu biển đảm bảo an toàn của tàu biển theo quy định tại Quyết định số 49/2005/QĐ-BGTVT ngày 04/10/2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về áp dụng quy tắc quốc tế phòng ngừa đâm va tàu thuyền trên biển.
- Chi phí sinh hoạt tối thiểu cho thuyền viên làm việc trực tiếp trên tàu biển: chi phí lương thực, thực phẩm, nước ngọt theo quy định đối với thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam tại Thông tư số 16/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 15/08/2008 của Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội hướng dẫn thực hiện Quyết định số 72/2008/QĐ-TTg ngày 30/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 234/2005/QĐ-TTg ngày 26/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ quy định chế độ đặc thù đối với công nhân viên chức một số ngành nghề trong các công ty nhà nước.
- Chi phí thuê thuyền viên bảo đảm hoạt động an toàn tối thiểu của tàu biển trong trường hợp thuyền viên rời bỏ tàu: chi phí sinh hoạt, tiền công của thuyền viên và các chi phí hợp lý khác căn cứ theo hợp đồng thuê thuyền viên.
- Chi phí y tế, cấp cứu trong các trường hợp thuyền viên trên tàu biển bị bắt giữ bị ốm đau, bệnh tật đột xuất.
- Chi phí neo đậu và khắc phục sự cố do khách quan xảy ra đối với tàu biển bị bắt giữ trong quá trình neo đậu.
- Chi phí giám sát tàu biển: Chi sử dụng phương tiện thực hiện giám sát và chi bồi dưỡng cho người trực tiếp tham gia thực hiện giám sát tàu biển.
Mức chi bồi dưỡng cho người tham gia bắt giữ tàu biển (bao gồm người thực hiện tống đạt quyết định bắt giữ tàu biển của Tòa án, người trực tiếp tham gia truy đuổi tàu biển, giám sát tàu biển trong các trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này): Mức chi tối đa cho một người trong một ngày bằng 2 lần mức chi một ngày công lao động trung bình tính trên cơ sở mức lương tối thiểu theo quy định của Chính phủ (Đối với các đối tượng là công chức, viên chức, công nhân, nhân viên trên tàu đã được hưởng thụ cấp đặc thù đi biển theo Quyết định số 148/2008/QĐ-TTg ngày 20/11/2008 của Thủ tướng Chính phủ thì không được hưởng tiền bồi dưỡng làm nhiệm vụ theo quy định của Thông tư này)
Theo đó, người yêu cầu bắt giữ tàu biển có trách nhiệm thanh toán nếu yêu cầu bắt giữ tàu biển là không đúng. Ngân sách nhà nước sẽ thanh toán những khoản nhất định theo quy định của pháp luật trong trường hợp truy đuổi tàu biển mà không truy đuổi được và yêu cầu bắt giữ tàu biển là đúng. Trên nguyên tắc, chủ tàu, người khai thác tàu có trách nhiệm cung cấp kinh phí bảo đảm duy trì hoạt động của tàu biển bị bắt giữ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?
- Thời hạn lập quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí? Nhà thầu phải đóng góp bổ sung quỹ khi nào?
- Mẫu Đề án nhân sự chi ủy tại đại hội chi bộ mới nhất như thế nào? Tải mẫu? Đại hội chi bộ do ai triệu tập?