Ngành kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính trình độ trung cấp là ngành nghề như thế nào? Học ngành này sau khi tốt nghiệp phải đạt được những kiến thức gì?
- Ngành kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính trình độ trung cấp là ngành nghề như thế nào?
- Học ngành kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính trình độ trung cấp sau khi tốt nghiệp phải đạt được những kiến thức nào?
- Học ngành kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính trình độ trung cấp thì người học phải có mức độ tự chủ, chịu trách nhiệm như thế nào?
Ngành kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính trình độ trung cấp là ngành nghề như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục B Phần 1 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực máy tính và công nghệ thông tin (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 44/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Giới thiệu chung về ngành, nghề
Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính trình độ trung cấp là ngành, nghề thực hiện: Sửa chữa các thành phần cơ bản của hệ thống máy tính; sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị ngoại vi của hệ thống máy tính; sửa chữa màn hình; sửa chữa máy in; lắp ráp phần cứng hệ thống máy tính; cài đặt phần mềm; thiết kế, lắp đặt hệ thống mạng; sửa chữa máy tính xách tay; bảo dưỡng máy tính xách tay; bảo dưỡng hệ thống máy tính; nâng cấp hệ thống máy tính.
Người làm nghề Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính thường làm việc tại các công ty có trang bị hệ thống máy tính, các thiết bị văn phòng; các tòa nhà có trang bị hệ thống máy tính; các công ty kinh doanh máy tính và các thiết bị công nghệ thông tin, hãng sản xuất, bảo trì máy tính, thiết bị, linh kiện máy tính.
Người làm nghề Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính đòi hỏi tính cẩn trọng, an toàn điện, điện tử; có phương pháp tư duy khoa học, sáng tạo, có khả năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm; có trình độ tiếng Anh, đọc và hiểu một phần các tài liệu tiếng Anh chuyên ngành; có ý thức tổ chức kỷ luật, có sức khoẻ, lòng yêu nghề, có ý thức đầy đủ với cộng đồng và xã hội, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.450 giờ (tương đương 55 tín chỉ).
Như vậy, ngành kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính trình độ trung cấp là ngành, nghề thực hiện:
- Sửa chữa các thành phần cơ bản của hệ thống máy tính;
- Sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị ngoại vi của hệ thống máy tính;
- Sửa chữa màn hình;
- Sửa chữa máy in;
- Lắp ráp phần cứng hệ thống máy tính;
- Cài đặt phần mềm; thiết kế, lắp đặt hệ thống mạng;
- Sửa chữa máy tính xách tay;
- Bảo dưỡng máy tính xách tay;
- Bảo dưỡng hệ thống máy tính;
- Nâng cấp hệ thống máy tính.
Người làm nghề Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính thường làm việc tại các công ty có trang bị hệ thống máy tính, các thiết bị văn phòng; các tòa nhà có trang bị hệ thống máy tính; các công ty kinh doanh máy tính và các thiết bị công nghệ thông tin, hãng sản xuất, bảo trì máy tính, thiết bị, linh kiện máy tính.
Người làm nghề Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính đòi hỏi tính cẩn trọng, an toàn điện, điện tử; có phương pháp tư duy khoa học, sáng tạo, có khả năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm; có trình độ tiếng Anh, đọc và hiểu một phần các tài liệu tiếng Anh chuyên ngành; có ý thức tổ chức kỷ luật, có sức khoẻ, lòng yêu nghề, có ý thức đầy đủ với cộng đồng và xã hội, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Ngành kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính (Hình từ Internet)
Học ngành kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính trình độ trung cấp sau khi tốt nghiệp phải đạt được những kiến thức nào?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục B Phần 1 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 44/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Kiến thức
- Trình bày được các kiến thức cơ bản về máy tính, điện tử máy tính, mạng máy tính;
- Xác định được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các thành phần trong hệ thống máy tính;
- Đọc và hiểu các thông số kỹ thuật của các thành phần phần cứng máy tính;
- Trình bày được nguyên lý và phương thức lưu trữ dữ liệu trong máy tính;
- Trình bày được nguyên lý làm việc của hệ điều hành;
- Trình bày được các kiến thức cơ bản về lập trình trên máy tính;
- Mô tả được việc lắp ráp, cài đặt, sửa chữa và bảo trì hệ thống máy tính, màn hình máy tính, máy in;
- Mô tả được việc tháo lắp, cài đặt, và bảo dưỡng máy tính xách tay;
- Phân tích, thiết kế hệ thống mạng cho doanh nghiệp;
- Phân tích, đánh giá được hiện trạng hệ thống máy tính, lập kế hoạch nâng cấp hệ thống máy tính và mạng máy tính;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
Theo đó, học ngành kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính trình độ trung cấp sau khi tốt nghiệp phải đạt được những kiến thức như trên.
Học ngành kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính trình độ trung cấp thì người học phải có mức độ tự chủ, chịu trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 4 Mục B Phần 1 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 44/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Mức độ tự chủ, chịu trách nhiệm
- Thực hiện công việc có đạo đức, ý thức về nghề nghiệp, trách nhiệm công dân, thái độ phục vụ; động cơ nghề nghiệp đúng đắn, tôn trọng bản quyền, sở hữu trí tuệ trong ứng dụng phần mềm. Cần cù, chịu khó và sáng tạo, thực hiện tốt kỷ luật lao động và tôn trọng nội quy của cơ quan, doanh nghiệp;
- Thích nghi được với các môi trường làm việc khác nhau (doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp nước ngoài);
- Thực hiện trách nhiệm với kết quả công việc của bản thân và nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp;
- Đánh giá được chất lượng sản phẩm sau khi hoàn thành kết quả thực hiện của cá nhân và trong nhóm.
Theo đó, học ngành kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính trình độ trung cấp thì người học phải có mức độ tự chủ, chịu trách nhiệm như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?