Ngành quản lý tòa nhà trình độ trung cấp là ngành gì và có môi trường làm việc như thế nào? Có thể làm việc tại các vị trí nào sau khi ra trường?
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ trung cấp là ngành gì và có môi trường làm việc như thế nào?
- Người học ngành quản lý tòa nhà trình độ trung cấp có thể làm việc tại các vị trí nào sau khi ra trường?
- Người học ngành quản lý tòa nhà trình độ trung cấp được trang bị những kiến thức gì để hỗ trợ công việc sau khi tốt nghiệp?
Ngành quản lý tòa nhà trình độ trung cấp là ngành gì và có môi trường làm việc như thế nào?
Theo căn cứ tại mục 1 Mục B Chương 5 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, quản lý và pháp luật được ban hành kèm theo Thông tư 20/2019/TT-BLĐTBXH giới thiệu chung về ngành quản lý tòa nhà trình độ trung cấp như sau:
- Quản lý toà nhà trình độ trung cấp là ngành, nghề đào tạo nguồn nhân lực về quản lý, vận hành những toà nhà quy mô từ nhỏ đến lớn như chung cư, khu trung tâm thương mại, toà nhà văn phòng hay đặc thù như các tòa nhà hành chính, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
- Nhiệm vụ chính của nghề Quản lý toà nhà là đảm bảo tất cả các hoạt động của một toà nhà bao gồm phần kỹ thuật như bảo trì, bảo dưỡng toà nhà, hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống thông gió, điều hoà, thang máy, điện, nước… cho đến các tiện ích như an ninh, vệ sinh, cây xanh, dịch vụ chăm sóc khách hàng được vận hành với chất lượng tốt nhất, an toàn nhất, đem lại hiệu quả kinh doanh cao.
- Nghề Quản lý toà nhà có môi trường làm việc đa dạng, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều đối tượng khách hàng nên đòi hỏi phải có trách nhiệm nghề nghiệp cao và sự cẩn thận, chu đáo, sự bao quát nhưng cũng phải chú ý đến các chi tiết tỉ mỉ giúp đảm bảo được sự hài lòng từ phía khách hàng.
Ngành quản lý tòa nhà trình độ trung cấp là ngành gì và có môi trường làm việc như thế nào? Có thể làm việc tại các vị trí nào sau khi ra trường? (hình từ internet)
Người học ngành quản lý tòa nhà trình độ trung cấp có thể làm việc tại các vị trí nào sau khi ra trường?
Theo căn cứ tại mục 5 Mục B Chương 5 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, quản lý và pháp luật được ban hành kèm theo Thông tư 20/2019/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Quản lý hành chính tổng hợp;
- Quản lý an ninh tòa nhà;
- Quản lý cảnh quan và vệ sinh môi trường tòa nhà;
- Quản lý và vận hành hệ thống điện
- Quản lý và vận hành hệ thống thông gió, điều hòa;
- Quản lý và vận hành hệ thống thang máy;
- Quản lý và vận hành hệ thống điện nhẹ;
- Quản lý và vận hành hệ thống cấp thoát nước;
- Quản lý và vận hành hệ thống phòng cháy, chữa cháy.
Như vậy, sau khi ra trường người học ngành quản lý tòa nhà trình độ trung cấp có thể làm việc tại các vị trí sau đây:
- Quản lý hành chính tổng hợp;
- Quản lý an ninh tòa nhà;
- Quản lý cảnh quan và vệ sinh môi trường tòa nhà;
- Quản lý và vận hành hệ thống điện
- Quản lý và vận hành hệ thống thông gió, điều hòa;
- Quản lý và vận hành hệ thống thang máy;
- Quản lý và vận hành hệ thống điện nhẹ;
- Quản lý và vận hành hệ thống cấp thoát nước;
- Quản lý và vận hành hệ thống phòng cháy, chữa cháy.
Người học ngành quản lý tòa nhà trình độ trung cấp được trang bị những kiến thức gì để hỗ trợ công việc sau khi tốt nghiệp?
Theo căn cứ tại mục 1 Mục A Chương 5 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, quản lý và pháp luật được ban hành kèm theo Thông tư 20/2019/TT-BLĐTBXH thì người học ngành quản lý tòa nhà được trang bị những kiến thức sau đây:
- Liệt kê được danh mục các bản vẽ hoàn công, các quy trình vận hành và bảo trì hệ thống kỹ thuật tòa nhà;
- Mô tả được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống kỹ thuật tòa nhà;
- Trình bày được kế hoạch và quy trình vận hành, bảo trì hệ thống kỹ thuật tòa nhà;
- Lựa chọn được phương pháp kiểm tra, phát hiện một số sự cố đơn giản thường gặp đối với hệ thống kỹ thuật tòa nhà;
- Trình bày được các biện pháp an toàn lao động khi vận hành, bảo trì hệ thống kỹ thuật tòa nhà;
- Trình bày được quy trình thực hiện, kiểm tra, giám sát công tác đảm bảo an ninh toà nhà;
- Trình bày được quy trình thực hiện, kiểm tra, giám sát công tác cảnh quan và vệ sinh môi trường của toà nhà;
- Trình bày được phương án chữa cháy và các nội dung cần tổ chức tập huấn trong công tác phòng cháy chữa cháy;
- Trình bày được phương án cứu hộ, cứu nạn khi xảy ra sự cố hệ thống thang máy, khi có cháy;
- Chỉ ra được các phương pháp thu thập, cập nhật, lưu trữ thông tin và chăm sóc khách hàng;
- Trình bày được nội dung kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý mâu thuẫn, xung đột và các tình huống phát sinh.
- Trình bày được phương pháp phân loại, lưu trữ các loại hồ sơ, báo cáo, công văn;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?