Ngành quản trị bán hàng hệ trung cấp là ngành gì? Học ngành quản trị bán hàng hệ trung cấp sau khi ra trường có thể làm việc ở các ví trí nào?
Ngành quản trị bán hàng trình độ trung cấp là ngành gì?
Theo căn cứ tại mục 1 Mục B Chương 1 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, quản lý và pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Thông tư 20/2019/TT-BLĐTBXH thì:
Ngành quản trị bán hàng hệ trung cấp là là ngành, nghề hỗ trợ, điều phối bán hàng, là cầu nối giữa người bán và người mua giúp doanh nghiệp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng được yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Đây là ngành, nghề có sự kết hợp của khoa học và nghệ thuật quản lý - kinh doanh nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện tốt các mục tiêu kinh doanh nói chung và hoạt động bán hàng nói riêng.
Quản trị bán hàng liên quan đến hoạch định, tổ chức, lãnh đạo/điều hành và kiểm soát hoạt động bán hàng (hoạt động tiêu thụ sản phẩm), tạo điều kiện phối hợp chặt chẽ giữa các hoạt động quản trị như quản trị mua, bán và dự trữ sản phẩm.
Quản trị bán hàng giúp doanh nghiệp thực hiện mục tiêu đã xác định của doanh nghiệp, góp phần nâng cao vị thế cạnh tranh và uy tín của doanh nghiệp. Ngoài ra, quản trị bán hàng còn giúp doanh nghiệp nâng cao tính chủ động trong hoạt động kinh doanh trên cơ sở xây dựng và tổ chức các phương án bán hàng cho phù hợp với từng tình huống, từng thương vụ.
Ngành quản trị bán hàng hệ trung cấp là ngành gì? (hình từ internet)
Học ngành quản trị bán hàng trình độ trung cấp sau khi ra trường có thể làm việc ở các ví trí nào?
Theo căn cứ tại mục 5 Mục B Chương 1 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, quản lý và pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Thông tư 20/2019/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Khảo sát thị trường;
- Trưng bày sản phẩm;
- Bán lẻ;
- Bán hàng đại lý;
- Bán hàng trong siêu thị;
- Bán hàng trực tuyến;
- Chăm sóc khách hàng và hỗ trợ bán hàng.
Như vậy, học ngành quản trị bán hàng hệ trung cấp sau khi ra trường có thể làm việc ở các ví trí sau đây:
- Khảo sát thị trường;
- Trưng bày sản phẩm;
- Bán lẻ;
- Bán hàng đại lý;
- Bán hàng trong siêu thị;
- Bán hàng trực tuyến;
- Chăm sóc khách hàng và hỗ trợ bán hàng.
Người học ngành quản trị bán hàng trình độ trung cấp cần phải có những kỹ năng gì sau khi tốt nghiệp để hỗ trợ cho công việc sau này?
Theo căn cứ tại mục 3 Mục B Chương 1 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, quản lý và pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Thông tư 20/2019/TT-BLĐTBXH thì người học ngành quản trị bán hàng hệ trung cấp phải có các kỹ năng sau đây để hỗ trợ cho công việc sau này:
- Thực hiện tốt kỹ năng giao tiếp trong bán hàng;
- Phối hợp được với các bộ phận triển khai hoạt động marketing trong bán hàng;
- Vận hành được các thiết bị, máy móc chuyên dụng trong bán hàng;
- Thực hiện tốt kỹ năng quan sát, ghi chép sổ sách (book keeping), cập nhật dữ liệu, duy trì hồ sơ, tài liệu;
- Thực hiện được nhiệm vụ trưng bày sản phẩm, trình bày, trang trí các gian hàng, cửa hàng, các loại sản phẩm theo không gian được thiết kế tại nơi bán hàng;
- Thực hiện được các nghiệp vụ xuất và nhập hàng chính xác, đúng số lượng, đúng chủng loại;
- Sử dụng được các công cụ tìm kiếm trên Internet, khai thác thông tin, đối tác, mở rộng thị trường kinh doanh, thực hiện thành thạo các giao dịch thương mại điện tử;
- Phối hợp thực hiện được quy trình nghiệp vụ bán hàng: bán lẻ, đại lý, siêu thị, trực tuyến;
- Quản lý được các loại chứng từ, báo cáo bán hàng;
- Thực hiện được các biện pháp và quy trình bảo quản sản phẩm;
- Phối hợp thực hiện được quy trình kiểm kê sản phẩm;
- Thực hiện được công tác vệ sinh an toàn lao động và phòng chống cháy, nổ tại nơi làm việc;
- Phối hợp thực hiện được quy trình phát triển và khai thác thị trường;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?