Ngành sản xuất trong nước là gì? Thiệt hại của ngành sản xuất trong nước được xác định dựa trên các yếu tố nào?
Ngành sản xuất trong nước là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị đình 10/2018/NĐ-CP quy định về việc xác định ngành sản xuất trong nước như sau:
Xác định ngành sản xuất trong nước
1. Việc xác định ngành sản xuất trong nước được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Quản lý ngoại thương.
...
Dẫn chiếu khoản 1 iều 69 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về ngành sản suất trong nước như sau:
Thiệt hại của ngành sản xuất trong nước
1. Ngành sản xuất trong nước là tập hợp các nhà sản xuất hàng hóa tương tự trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam hoặc đại diện của họ chiếm tỷ lệ chủ yếu trong tổng sản lượng hàng hóa của ngành đó được sản xuất trong nước. Trong trường hợp nhà sản xuất trong nước trực tiếp nhập khẩu hàng hóa bị điều tra hoặc có mối quan hệ với các nhà xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa bị điều tra thì nhà sản xuất này có thể không được xem là nhà sản xuất trong nước.
Hàng hóa tương tự là hàng hóa có tất cả các đặc tính giống với hàng hóa bị điều tra. Trong trường hợp không có hàng hóa nào như vậy thì hàng hóa tương tự là hàng hóa có nhiều đặc tính cơ bản giống với hàng hóa bị điều tra.
...
Từ quy định trên thì ngành sản xuất trong nước là tập hợp các nhà sản xuất hàng hóa tương tự trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam hoặc đại diện của họ chiếm tỷ lệ chủ yếu trong tổng sản lượng hàng hóa của ngành đó được sản xuất trong nước.
Trong trường hợp nhà sản xuất trong nước trực tiếp nhập khẩu hàng hóa bị điều tra hoặc có mối quan hệ với các nhà xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa bị điều tra thì nhà sản xuất này có thể không được xem là nhà sản xuất trong nước.
Ngành sản xuất trong nước là gì? (Hình từ Internet)
Có thể xem các nhà sản xuất trên thị trường địa lý là ngành sản xuất trong nước nếu đáp ứng được các điều kiện nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 4 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện đối với các nhà sản xuất trên thị trường địa lý nhất đị tại Việt Nam để được xem là nhà sản xuất trong nước như sau:
Xác định ngành sản xuất trong nước
...
3. Trong các vụ việc điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp, các nhà sản xuất trong một thị trường địa lý nhất định trên lãnh thổ Việt Nam có thể được coi là ngành sản xuất trong nước nếu thỏa mãn các điều kiện sau đây:
a) Các nhà sản xuất trên thị trường địa lý đó bán toàn bộ hoặc hầu như toàn bộ hàng hóa họ sản xuất được trên thị trường đó;
b) Nhu cầu của thị trường địa lý đó không được đáp ứng một cách đáng kể bởi các nhà sản xuất hàng hóa tương tự trong nước ở các thị trường địa lý khác.
Trong trường hợp này, Cơ quan điều tra vẫn có thể xác định thiệt hại ngay cả khi các nhà sản xuất hàng hóa tương tự trong nước ở các thị trường địa lý khác không bị thiệt hại, nếu Cơ quan điều tra xác định tồn tại hành vi bán phá giá, trợ cấp chỉ diễn ra trên thị trường địa lý đó và gây thiệt hại cho toàn bộ hoặc hầu hết các nhà sản xuất trên thị trường đó.
Như vậy, các nhà sản xuất trong một thị trường địa lý nhất định trên lãnh thổ Việt Nam có thể được coi là ngành sản xuất trong nước nếu thỏa mãn các điều kiện như:
- Các nhà sản xuất trên thị trường địa lý đó bán toàn bộ hoặc hầu như toàn bộ hàng hóa họ sản xuất được trên thị trường đó.
- Nhu cầu của thị trường địa lý đó không được đáp ứng một cách đáng kể bởi các nhà sản xuất hàng hóa tương tự trong nước ở các thị trường địa lý khác.
Thiệt hại của ngành sản xuất trong nước được xác định dựa trên các yếu tố nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 23 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định về xác định thiệt hại của ngành sản xuất trong nước như sau:
Xác định thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước
1. Việc xác định thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước dựa trên cơ sở xem xét các yếu tố sau đây:
a) Sự gia tăng tuyệt đối hoặc tương đối của khối lượng, số lượng hàng hóa bị bán phá giá, được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam so với khối lượng, số lượng hàng hóa tương tự sản xuất trong nước hoặc tiêu dùng trong nước;
b) Tác động ép giá, kìm giá của hàng hóa bị điều tra nhập khẩu vào Việt Nam đối với giá bán của hàng hóa tương tự sản xuất trong nước;
c) Tác động của hàng hóa bị bán phá giá, được trợ cấp đối với tình trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành sản xuất trong nước, bao gồm mức suy giảm thực tế, suy giảm tiềm ẩn của doanh thu, lượng bán hàng, lợi nhuận, sản lượng, thị phần, công suất, năng suất, đầu tư; các yếu tố ảnh hưởng đến giá bán trong nước; độ lớn của biên độ bán phá giá, mức trợ cấp; và ảnh hưởng bất lợi thực tế và tiềm ẩn đối với dòng tiền, tồn kho, lao động, tiền lương, khả năng huy động vốn;
d) Các yếu tố tác động khác.
...
Theo đó, để xác định được thiệt hại đối với các ngành sản xuất trong nước cần dựa trên các yếu tố như:
- Sự gia tăng tuyệt đối hoặc tương đối của khối lượng, số lượng hàng hóa bị bán phá giá, được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam so với khối lượng, số lượng hàng hóa tương tự sản xuất trong nước hoặc tiêu dùng trong nước;
- Tác động ép giá, kìm giá của hàng hóa bị điều tra nhập khẩu vào Việt Nam đối với giá bán của hàng hóa tương tự sản xuất trong nước;
- Tác động của hàng hóa bị bán phá giá, được trợ cấp đối với tình trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành sản xuất trong nước, bao gồm mức suy giảm thực tế, suy giảm tiềm ẩn của doanh thu, lượng bán hàng, lợi nhuận, sản lượng, thị phần, công suất, năng suất, đầu tư; các yếu tố ảnh hưởng đến giá bán trong nước; độ lớn của biên độ bán phá giá, mức trợ cấp; và ảnh hưởng bất lợi thực tế và tiềm ẩn đối với dòng tiền, tồn kho, lao động, tiền lương, khả năng huy động vốn;
- Các yếu tố tác động khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lợi nhuận của nhà đầu tư trong hoạt động dầu khí là gì? Chuyển nhượng dự án dầu khí ở nước ngoài thì thực hiện nghĩa vụ tài chính tại đâu?
- Vạch xương cá là gì? Vạch xương cá trên đường để làm gì? Đi theo vạch xương cá như thế nào để không bị phạm luật?
- Tải mẫu bảng tổng hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh mới nhất hiện nay theo Thông tư 11?
- Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?