Ngày 04 tháng 10 hàng năm là Ngày Phòng cháy chữa cháy toàn dân đúng không? Có mấy nguyên tắc phòng cháy chữa cháy?
- Ngày Phòng cháy chữa cháy toàn dân là ngày 04 tháng 10 hàng năm đúng không?
- Việc tổ chức Ngày Phòng cháy chữa cháy toàn dân 04 tháng 10 hàng năm nhằm mục đích gì?
- Nguyên tắc phòng cháy chữa cháy có mấy nguyên tắc?
- Những ai có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng cháy chữa cháy theo quy định của Luật phòng cháy và chữa cháy hiện hành?
Ngày Phòng cháy chữa cháy toàn dân là ngày 04 tháng 10 hàng năm đúng không?
Ngày Phòng cháy chữa cháy toàn dân được quy định tại Điều 1 Quyết định 369-TTg năm 1996 như sau:
Hàng năm lấy ngày 04 tháng 10 là Ngày Phòng cháy, chữa cháy toàn dân.
Như vậy, Ngày Phòng cháy chữa cháy toàn dân là ngày 04 tháng 10 hàng năm.
Ngày Phòng cháy chữa cháy toàn dân (Hình từ Internet)
Việc tổ chức Ngày Phòng cháy chữa cháy toàn dân 04 tháng 10 hàng năm nhằm mục đích gì?
Việc tổ chức Ngày Phòng cháy chữa cháy toàn dân 04 tháng 10 hàng năm nhằm mục đích được quy định tại Điều 2 Quyết định 369-TTg năm 1996 như sau:
Việc tổ chức Ngày Phòng cháy, chữa cháy toàn dân hàng năm phải nhằm đạt yêu cầu nâng cao được ý thức phòng cháy, chữa cháy cho toàn dân, huy động được đông đảo quần chúng tham gia vào các hoạt động thiết thực, bổ ích trong công tác này, biểu dương khen thưởng bằng các hình thức thích hợp đối với những tổ chức, cá nhân có nhiều thành tích trong phong trào phòng cháy, chữa cháy.
Theo quy định trên, việc tổ chức Ngày Phòng cháy chữa cháy toàn dân hàng năm phải nhằm đạt yêu cầu nâng cao được ý thức phòng cháy, chữa cháy cho toàn dân, huy động được đông đảo quần chúng tham gia vào các hoạt động thiết thực, bổ ích trong công tác này, biểu dương khen thưởng bằng các hình thức thích hợp đối với những tổ chức, cá nhân có nhiều thành tích trong phong trào phòng cháy chữa cháy.
Tại Điều 3 Quyết định 369-TTg năm 1996 quy định Bộ trưởng Bộ Nội vụ căn cứ vào các quy định hiện hành để hướng dẫn và kiểm tra đôn đốc các cấp, các ngành tổ chức thực hiện Quyết định này.
Nguyên tắc phòng cháy chữa cháy có mấy nguyên tắc?
Nguyên tắc phòng cháy chữa cháy được quy định tại Điều 4 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 như sau:
Nguyên tắc phòng cháy và chữa cháy
1. Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
2. Trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy lấy phòng ngừa là chính; phải tích cực và chủ động phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy xảy ra và thiệt hại do cháy gây ra.
3. Phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phương án và các điều kiện khác để khi có cháy xảy ra thì chữa cháy kịp thời, có hiệu quả.
4. Mọi hoạt động phòng cháy và chữa cháy trước hết phải được thực hiện và giải quyết bằng lực lượng và phương tiện tại chỗ.
Theo đó, nguyên tắc phòng cháy và chữa cháy được quy định như sau:
(1) Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
(2) Trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy lấy phòng ngừa là chính; phải tích cực và chủ động phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy xảy ra và thiệt hại do cháy gây ra.
(3) Phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phương án và các điều kiện khác để khi có cháy xảy ra thì chữa cháy kịp thời, có hiệu quả.
(4) Mọi hoạt động phòng cháy và chữa cháy trước hết phải được thực hiện và giải quyết bằng lực lượng và phương tiện tại chỗ.
Những ai có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng cháy chữa cháy theo quy định của Luật phòng cháy và chữa cháy hiện hành?
Trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng cháy và chữa cháy được quy định tại Điều 6 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Luật Phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013 như sau:
Trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng cháy và chữa cháy
1. Các cơ quan thông tin, tuyên truyền có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức về phòng cháy và chữa cháy thường xuyên, rộng rãi đến toàn dân.
2. Cơ quan, tổ chức và hộ gia đình có trách nhiệm tổ chức, thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức và kỹ năng về phòng cháy và chữa cháy.
2a. Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quy định việc lồng ghép kiến thức và kỹ năng về phòng cháy và chữa cháy vào chương trình giảng dạy, hoạt động ngoại khóa trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác phù hợp với từng ngành học, cấp học.
Như vậy, các cơ quan thông tin, tuyên truyền có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức về phòng cháy và chữa cháy thường xuyên, rộng rãi đến toàn dân.
Cơ quan, tổ chức và hộ gia đình có trách nhiệm tổ chức, thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức và kỹ năng về phòng cháy và chữa cháy.
Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quy định việc lồng ghép kiến thức và kỹ năng về phòng cháy và chữa cháy vào chương trình giảng dạy, hoạt động ngoại khóa trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác phù hợp với từng ngành học, cấp học.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?