Ngày 10 9 có phải Ngày Truyền thống ngành Thuế Việt Nam? Tổ chức Ngày Truyền thống ngành Thuế phải đảm bảo nội dung gì?
Ngày 10 9 có phải Ngày Truyền thống ngành Thuế Việt Nam?
Ngày 10/9/1945, Chính phủ ký Sắc lệnh thành lập Sở Thuế quan và Thuế gián thu (trực thuộc Bộ Tài chính). Đây là tổ chức đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa thực hiện chức năng thu thuế. Sở Thuế quan và Thuế gián thu (sau đổi thành Nha Thuế quan và Thuế gián thu) có nhiệm vụ xây dựng chính sách và tổ chức chỉ đạo, quản lý việc thu các loại thuế xuất nhập, các thứ thuế gián thu như: rượu, muối, thuốc lá điếu...
Đây là bước ngoặc đánh dấu sự ra đời của ngành Thuế Việt Nam
Lưu ý: Thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo
Bên cạnh đó vào ngày 06/08/2010 Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định 1370/QĐ-TTg năm 2010 về Ngày Truyền thống ngành Thuế Việt Nam.
Theo đó, tại Điều 1 Quyết định 1370/QĐ-TTg năm 2010 cũng đã nêu rõ: lấy ngày 10 tháng 9 hàng năm là “Ngày Truyền thống của ngành Thuế Việt Nam”.
Ngày 10 9 có phải Ngày Truyền thống ngành Thuế Việt Nam? Tổ chức Ngày Truyền thống ngành Thuế phải đảm bảo nội dung gì?(Hình từ Internet)
Tổ chức Ngày Truyền thống ngành Thuế phải đảm bảo nội dung gì?
Yêu cầu khi tổ chức Ngày Truyền thống ngành Thuế được quy định tại Điều 2 Quyết định 1370/QĐ-TTg năm 2010 như sau:
Điều 2
1. Việc tổ chức Ngày Truyền thống của ngành Thuế Việt Nam hàng năm phải đảm bảo những nội dung, yêu cầu:
a) Thiết thực, tiết kiệm, có hiệu quả và tránh hình thức.
b) Giáo dục truyền thống, động viên phong trào thi đua yêu nước, lao động, công tác, nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm trong thi hành nhiệm vụ, công vụ và đạo đức cách mạng của cán bộ, công chức ngành Thuế.
c) Biểu dương, khen thưởng bằng các hình thức phù hợp với quy định của pháp luật đối với tập thể, cá nhân có thành tích trong việc xây dựng ngành Thuế, gương mẫu trong việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
2. Bộ trưởng Bộ Tài chính căn cứ vào quy định hiện hành có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thực hiện Ngày Truyền thống của ngành Thuế Việt Nam theo đúng nội dung, yêu cầu quy định tại khoản 1, Điều này.
Theo đó, việc tổ chức Ngày Truyền thống ngành Thuế Việt Nam hàng năm phải đảm bảo những nội dung, yêu cầu sau đây:
(1) Thiết thực, tiết kiệm, có hiệu quả và tránh hình thức.
(2) Giáo dục truyền thống, động viên phong trào thi đua yêu nước, lao động, công tác, nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm trong thi hành nhiệm vụ, công vụ và đạo đức cách mạng của cán bộ, công chức ngành Thuế.
(3) Biểu dương, khen thưởng bằng các hình thức phù hợp với quy định của pháp luật đối với tập thể, cá nhân có thành tích trong việc xây dựng ngành Thuế, gương mẫu trong việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Lưu ý: Bộ trưởng Bộ Tài chính sẽ căn cứ vào quy định hiện hành và có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thực hiện Ngày Truyền thống của ngành Thuế Việt Nam theo đúng nội dung, yêu cầu nêu trên.
Cơ quan quản lý thuế có những nhiệm vụ nào?
Theo khoản 2 Điều 2 Luật Quản lý thuế 2019 thì cơ quan quản lý thuế bao gồm:
- Cơ quan thuế gồm: Tổng cục Thuế, Cục Thuế, Chi cục Thuế, Chi cục Thuế khu vực;
- Cơ quan hải quan gồm: Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan, Cục Kiểm tra sau thông quan, Chi cục Hải quan.
Và theo quy định tại Điều 18 Luật Quản lý thuế 2019 thì cơ quan quản lý thuế có các nhiệm vụ sau đây:
(1) Tổ chức thực hiện quản lý thu thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về thuế và quy định khác của pháp luật có liên quan.
(2) Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật về thuế; công khai các thủ tục về thuế tại trụ sở, trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế và trên các phương tiện thông tin đại chúng.
(3) Giải thích, cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế cho người nộp thuế; cơ quan thuế có trách nhiệm công khai mức thuế phải nộp của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên địa bàn xã, phường, thị trấn.
(4) Bảo mật thông tin của người nộp thuế, trừ các thông tin cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin được công bố công khai theo quy định của pháp luật.
(5) Thực hiện việc miễn thuế; giảm thuế; xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; miễn tiền chậm nộp, tiền phạt; không tính tiền chậm nộp; gia hạn nộp thuế; nộp dần tiền thuế nợ; khoanh tiền thuế nợ, không thu thuế; xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa; hoàn thuế theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
(6) Xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi có đề nghị theo quy định của pháp luật.
(7) Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thực hiện pháp luật về thuế theo thẩm quyền.
(8) Giao biên bản, kết luận, quyết định xử lý về thuế sau kiểm tra thuế, thanh tra thuế cho người nộp thuế và giải thích khi có yêu cầu.
(9) Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
(10) Giám định để xác định số tiền thuế phải nộp của người nộp thuế theo trưng cầu, yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
(11) Xây dựng, tổ chức hệ thống thông tin điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?