Ngày 12 tháng 5 có phải là Ngày của mẹ hay không? Ngày của mẹ có nguồn gốc và ý nghĩa như thế nào?

Cho tôi hỏi có phải ngày 12 tháng 5 hằng năm là "Ngày của mẹ " hay không? Ngày của mẹ có nguồn gốc và ý nghĩa như thế nào? Con cái phải thực hiện những nghĩa vụ gì đối với cha mẹ trong ngày này? Câu hỏi của chị TV từ Nam Định.

Ngày 12 tháng 5 có phải là Ngày của mẹ hay không? Ngày của mẹ có nguồn gốc và ý nghĩa như thế nào?

Ngày của Mẹ (Mother's Day) là ngày tôn vinh những người mẹ trên thế giới. Đây cũng là dịp để tôn vinh tình mẹ, vai trò gắn kết của mẹ trong gia đình và ảnh hưởng của người mẹ trong xã hội.

Tuy nhiên, Ngày của mẹ lại không có một ngày cố định nên không nhiều người biết về ngày này.

Hiện nay, Ngày của Mẹ phổ biến nhất là ngày Chủ Nhật thứ hai của tháng 5. Theo cách tính này, Ngày của Mẹ năm nay sẽ rơi vào Chủ Nhật, ngày 12/5.

Ngày của Mẹ bắt nguồn từ thần thoại Hy Lạp. Thời xưa, ngày này thường được tổ chức vào mùa Xuân. Lúc bấy giờ, người Hy Lạp thường tổ chức long trọng sự kiện này để tri ân những người mẹ, đặc biệt là thần Rhea - người mẹ của nhiều vị thần trong thần thoại Hy Lạp.

Tuy nhiên, một số thông tin khác lại cho rằng Ngày của Mẹ bắt nguồn từ nước Anh. Sự kiện này được tổ chức thường niên trước lễ Phục Sinh khoảng 40 ngày nhằm tri ân những người mẹ. Trong dịp này, các em nhỏ thường tặng hoa và bánh trái cho mẹ của mình. Tuy nhiên, đến thế kỷ XIX, sự kiện này không còn xuất hiện nhiều nữa.

Ngày của Mẹ phiên bản hiện đại ra đời tại Mỹ đầu thế kỷ XX, theo sáng kiến của cô gái có tên Anna Jarvis ở Philadelphia. Sau khi mẹ mất, Anna luôn day dứt bởi còn nhiều điều chưa làm được cho bà.

Có thông tin cho rằng, Anna nhận thấy thái độ thờ ơ của người dân Mỹ đối với người mẹ, nên cô đã quyết tâm vận động để tổ chức Ngày của Mẹ trên toàn quốc. Nhờ sự kiên trì của cô gái, năm 1911, Ngày của Mẹ đã được tổ chức ở hầu hết các tiểu bang của Mỹ. Năm 1914, Tổng thống Mỹ ký văn bản ấn định ngày Chủ Nhật thứ hai của tháng 5 hàng năm là Ngày của Mẹ.

Ngày nay, Ngày của Mẹ được tổ chức ở khắp thế giới, trong đó có Việt Nam. Vào ngày này, những người con thường hướng về mẹ, dành sự tri ân và tình yêu thương cho người mẹ của mình.

Căn theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 và Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP thì "Ngày của mẹ" không phải là ngày lễ mà người lao động được nghỉ hưởng nguyên lương hoặc là ngày lễ lớn của Việt Nam.

Tại Việt Nam cũng có một số ngày lễ để con cái có thể tri ân công ơn dưỡng dục của mẹ, thể hiện tấm lòng hiếu thảo của mình đó là ngày lễ 8/3, 20/10 và ngày Vu Lan báo hiếu.

Xem thêm:

> > > Ngày 15 tháng 5 là ngày Quốc tế gia đình đúng không? Ngày Quốc tế gia đình có ý nghĩa như thế nào?

> > > Ngày 15 tháng 5 là ngày Quốc tế gia đình đúng không? Ngày Quốc tế gia đình có ý nghĩa như thế nào?

> > > Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Quốc tế Điều dưỡng 12/5?

> > > Ngày của mẹ có phải ngày lễ lớn trong nước?

Ngày 12 tháng 5 có phải là Ngày của mẹ hay không? Ngày của mẹ có nguồn gốc và ý nghĩa như thế nào?

Ngày 12 tháng 5 có phải là Ngày của mẹ hay không? Ngày của mẹ có nguồn gốc và ý nghĩa như thế nào? (Hình từ Internet)

Nghĩa vụ cần phải thực hiện của con cái đối với cha mẹ trong Ngày của mẹ gồm những nghĩa vụ nào?

Việc tri ân công ơn dưỡng dục, thể hiện tấm lòng hiếu thảo đối với mẹ là bổn phận mà con cái phải làm, chứ không phải chỉ thực hiện trong các ngày lễ như "Ngày của mẹ" - "Ngày 8/3" - "Ngày 20/10" hay trong "Lễ Vu Lan báo hiếu".

Căn cứ theo quy định tại Điều 70 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì con cái phải thực hiện các nghĩa vụ sau đối với cha mẹ của mình (kể cả trong ngày lễ hoặc không phải ngày lễ):

(1) Con cái có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.

(2) Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình.

(3) Con có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.

Con cái bỏ mặc không nuôi dưỡng cha mẹ thì có thể bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ theo Điều 57 Nghị định 144/2021/NĐ-CP nếu con cái từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ thì sẽ bị phạt vi phạm hành chính từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Lưu ý: Đây là mức phạt được áp dụng đối với cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).

Ngoài ra còn phải thực hiện nghĩa vụ đóng góp, nuôi dưỡng theo quy định đối với các hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ.

Bên cạnh đó, tại Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015 cũng có quy định về trường hợp con cái bỏ mặc, ngược đãi, đối xử tàn tệ với cha mẹ mà đã bị xử phạt rồi vẫn tái phạm thì bị xử phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Trường hợp con cái đối xử tệ với cha mẹ già yếu, khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo thì có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

Ngày của mẹ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ngày 12 tháng 5 có phải là Ngày của mẹ hay không? Ngày của mẹ có nguồn gốc và ý nghĩa như thế nào?
Pháp luật
12 tháng 5 là ngày gì? 12 tháng 5 năm 2024 vào thứ mấy? Việc tiếp nhận và nhận định người bệnh của chăm sóc điều dưỡng như thế nào?
Pháp luật
Ngày của mẹ 2024 là ngày mấy? Ngày của mẹ năm 2024 rơi vào thứ mấy? Tổng hợp những lời chúc tặng mẹ?
Pháp luật
Ngày của Mẹ 12/5 có phải là ngày lễ lớn trong nước? Tặng quà là tiền cho mẹ người yêu cũ vào ngày này có đòi lại được không?
Pháp luật
Tổng hợp những lời chúc tặng mẹ nhân ngày của mẹ 12/5/2024 thế nào? Lời chúc mẹ ngắn gọn, hay ra sao?
Pháp luật
Ngày của Mẹ là ngày nào? Nên tặng quà gì? Lao động nữ có con được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương vào ngày này không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngày của mẹ
32,920 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngày của mẹ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ngày của mẹ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào