Ngày 12 tháng 8 là Ngày Quốc tế Thanh thiếu niên đúng không? Thanh niên là người từ bao nhiều tuổi?
Ngày Quốc tế Thanh thiếu niên là ngày 12/8 đúng không? Thanh niên là người từ bao nhiều tuổi?
Năm 1999, Đại Hội đồng Liên hợp Quốc quyết định lấy ngày 12/8 là "Ngày Quốc tế Thanh Thiếu niên" nhằm thúc đẩy nhân quyền và sự phát triển nhân loại, đặc biệt là đối với các thế hệ trẻ.
Theo Điều 1 Luật Thanh niên 2020 thì thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi.
Căn cứ Điều 4 Luật Thanh niên 2020, thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, xung kích, sáng tạo, đi đầu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Thanh niên có quyền và nghĩa vụ của công dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Ngày 12 tháng 8 là Ngày Quốc tế Thanh thiếu niên đúng không? (Hình từ Internet)
Người lao động là thanh niên có được nghỉ làm vào Ngày Quốc tế Thanh thiếu niên 12/8 hay không?
Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về các ngày nghỉ lễ mà người lao động được nghỉ làm hưởng nguyên lương như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo quy định vừa nêu trên thì Ngày Quốc tế Thanh thiếu niên 12/8 không thuộc các ngày nghỉ lễ của Việt Nam.
Do đó, người lao động là thanh niên sẽ không được nghỉ làm vào Ngày Quốc tế Thanh thiếu niên 12/8.
Tuy nhiên nếu người lao động muốn nghỉ vào Ngày Quốc tế Thanh thiếu niên 12/8 thì có thể căn cứ vào quy định tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể:
Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
...
Bên cạnh đó, cũng có thể căn cứ theo Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
...
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
...
Từ những quy định trên thì người lao động có thể sử dụng ngày phép năm của mình để xin nghỉ vào Ngày Quốc tế Thanh thiếu niên 12/8.
Ngoài ra, người lao động cũng có thể xin phép nơi mình làm việc để nghỉ làm không hưởng lương vào Ngày Quốc tế Thanh thiếu niên 12/8.
Thanh niên có trách nhiệm gì đối với gia đình và bản thân?
Theo quy định tại Luật Thanh niên 2020 thì thanh niên hiện nay có một số trách nhiệm với gia đình và bản thân mình như sau:
* Trách nhiệm đối với gia đình (Điều 14 Luật Thanh niên 2020):
- Chăm lo hạnh phúc gia đình; giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam.
- Kính trọng, hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ và tôn trọng các thành viên khác trong gia đình; chăm sóc, giáo dục con em trong gia đình.
- Tích cực phòng, chống bạo lực gia đình, xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình.
* Trách nhiệm đối với bản thân (Điều 15 Luật Thanh niên 2020):
- Rèn luyện đạo đức, nhân cách, lối sống văn hóa, ứng xử văn minh; có trách nhiệm công dân, ý thức chấp hành pháp luật; phòng, chống tiêu cực, tệ nạn xã hội, hành vi trái pháp luật và đạo đức xã hội.
- Tích cực học tập, nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng; tiếp cận, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào thực tiễn.
- Chủ động tìm hiểu về thị trường lao động; lựa chọn nghề nghiệp, việc làm phù hợp; rèn luyện ý thức trách nhiệm, kỷ luật lao động và tác phong chuyên nghiệp; sáng tạo, cải tiến kỹ thuật nâng cao năng suất lao động.
- Rèn luyện, bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe, phát triển thể chất và tinh thần; trang bị kiến thức, kỹ năng sống, kỹ năng chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, phòng, chống bệnh tật; không lạm dụng rượu, bia; hạn chế sử dụng thuốc lá; không sử dụng ma túy, chất gây nghiện và chất kích thích khác mà pháp luật cấm; phòng, chống tác hại từ không gian mạng.
- Tích cực tham gia các hoạt động, phong trào văn hóa, thể dục, thể thao lành mạnh; bảo vệ, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?