Ngày 19/8 là ngày gì của Công an nhân dân? Công an nhân dân có được nghỉ làm vào ngày 19/8 hay không?
Ngày 19/8 là ngày gì của Công an nhân dân?
Ngày 12/12/2005, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký Lệnh số 30/2005/L-CTN công bố Luật Công an nhân dân 2005 (đã hết hiệu lực), trong đó quy định ngày 19 tháng 8 hằng năm là Ngày truyền thống Công an nhân dân và là Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Theo Điều 3 Luật Công an nhân dân 2018 có nêu: Công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Và theo Điều 6 Luật Công an nhân dân 2018 quy định:
Ngày 19 tháng 8 hằng năm là ngày truyền thống của Công an nhân dân và là ngày hội “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”.
Như vậy, ngày 19 tháng 8 hằng năm là ngày truyền thống của Công an nhân dân, đồng thời cũng là ngày hội “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”.
Ngày 19/8 là ngày gì của công an nhân dân? Công an nhân dân có được nghỉ làm vào ngày 19/8 hay không? (Hình từ Internet)
Ngày truyền thống Công an nhân dân 19/8 Công an có được nghỉ làm không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Công an nhân dân 2018 quy định về chế độ nghỉ ngơi đối với Công an như sau:
Chế độ nghỉ ngơi của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ và công nhân công an
1. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ và công nhân công an đang công tác được nghỉ ngơi theo quy định của Bộ luật Lao động và quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.
2. Sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp và công nhân công an do yêu cầu nhiệm vụ mà không được bố trí nghỉ hằng năm thì ngoài tiền lương còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ.
Theo đó, Công an đang công tác được nghỉ ngơi theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 và quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.
Đồng thời, tại khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy,theo quy định nêu trên thì Công an được nghỉ làm và hưởng nguyên lương trong 06 dịp lễ tết sau đây:
- Tết Dương lịch;
- Tết Âm lịch;
- Ngày Chiến thắng;
- Ngày Quốc tế lao động;
- Quốc khánh;
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
Từ những quy định trên, ngày 19/8 không phải là ngày nghỉ làm của Công an, trừ trường hợp Bộ trưởng Bộ Công an có quy định khác.
Ai là người chỉ huy cao nhất trong Công an nhân dân?
Căn cứ tại Điều 19 Luật Công an nhân dân 2018 quy định:
Chỉ huy trong Công an nhân dân
1. Bộ trưởng Bộ Công an là người chỉ huy cao nhất trong Công an nhân dân.
2. Chỉ huy công an cấp dưới chịu trách nhiệm trước chỉ huy công an cấp trên về tổ chức và hoạt động của đơn vị công an được giao phụ trách. Chỉ huy công an địa phương chịu trách nhiệm trước chỉ huy công an cấp trên và trước cấp ủy Đảng, chính quyền cùng cấp.
3. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân có chức vụ hoặc cấp bậc hàm cao hơn là cấp trên của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ có chức vụ hoặc cấp bậc hàm thấp hơn.
Trường hợp sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ có chức vụ cao hơn nhưng cấp bậc hàm ngang hoặc thấp hơn là cấp trên của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ có cấp bậc hàm ngang hoặc cao hơn nhưng chức vụ thấp hơn.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Công an là người chỉ huy cao nhất trong Công an nhân dân.
Tiêu chuẩn cụ thể chức danh Bộ trưởng Bộ Công an được quy định tại tiết 2.15 tiểu mục 2 Mục 1 Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 như sau:
Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư hoặc Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương. Đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực sau:
+ Có trình độ cao và am hiểu sâu sắc về quản lý nhà nước, nắm chắc pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế.
+ Có năng lực cụ thể hoá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước để hoạch định phương hướng, chính sách phát triển ngành, lĩnh vực được phân công và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả.
- Có năng lực phối hợp giữa các bộ, ban, ngành và giữa Trung ương với địa phương, tạo sự đồng bộ trong thực hiện chính sách chung của Đảng, Nhà nước.
+ Có kinh nghiệm lãnh đạo, điều hành và quyết đoán, quyết liệt, kịp thời quyết định những vấn đề khó, phức tạp thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách.
+ Không bị chi phối bởi lợi ích nhóm.
+ Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp thứ trưởng hoặc phó trưởng ban, ngành, đoàn thể Trung ương hoặc lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ Công an phải bảo đảm đầy đủ tiêu chuẩn chung nêu tại Mục 1, Phần I Quy định 214-QĐ/TW năm 2020.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?