Ngày 21/3 hằng năm là Ngày Hội chứng Down Thế giới đúng không? Một số chính sách pháp luật ưu đãi dành cho người Down?

Thang đo mức độ khuyết tật của người mắc Hội chứng Down được quy định ra sao? Lấy mgày 21/3 hằng năm là Ngày Hội chứng Down Thế giới đúng không? Một số chính sách pháp luật ưu đãi dành cho người mắc Hội chứng Down? Câu hỏi của chị V (Huế).

Hội chứng Down có phải là một dạng khuyết tật không? Lấy ngày 21/3 hằng năm là Ngày Hội chứng Down Thế giới đúng không?

Hội chứng Down (Trisomy 21) là một bệnh lí do rối loạn di truyền ảnh hưởng đến sự phát triển của não và những cơ quan khác, gây ra các khuyết tật về trí tuệ. Tuy có những khác biệt do chủng tộc, giới tính, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên theo thế giới, cứ khoảng 800 trẻ sinh ra thì có 1 trẻ bị hội chứng Down.

Ngày Hội chứng Down lần đầu được tổ chức vào năm 2006. Sau một chiến dịch do các nhóm và tổ chức của Hội chứng Down trên toàn thế giới, căn bệnh này đã được Liên hợp quốc công nhận vào tháng 12/2011. Dưới sự chủ trì của hai nước Brazil và Ba Lan, Nghị quyết chỉ định ngày 21 tháng 3 là Ngày hội chứng Down thế giới đã nhận được sự đồng thuận từ 78 quốc gia thành viên Liên hợp quốc.

Ngày 21/3 hằng năm được chọn là Ngày Hội chứng Down Thế giới vì 21/3 mang hàm ý biểu trưng cho một người mang 3 nhiễm sắc thể số 21, nguyên nhân chính gây nên Hội chứng Down ở người.

Dẫn chiếu đến Điều 3 Luật Người khuyết tật 2010 quy định về các dạng tật như sau:

Dạng tật và mức độ khuyết tật
1. Dạng tật bao gồm:
a) Khuyết tật vận động;
b) Khuyết tật nghe, nói;
c) Khuyết tật nhìn;
d) Khuyết tật thần kinh, tâm thần;
đ) Khuyết tật trí tuệ;
e) Khuyết tật khác.
...

Như vậy, Hội chứng Down được xem là một dạng khuyết tật trí tuệ và người mặc Hội chứng Down cũng là người khuyết tật và sẽ được hưởng những chính sách liên quan đến đối tượng này.

Ngày 21/3 hằng năm là Ngày Hội chứng Down Thế giới đúng không? Một số chính sách pháp luật ưu đãi dành cho người Down?

Ngày 21/3 hằng năm là Ngày Hội chứng Down Thế giới đúng không? Một số chính sách pháp luật ưu đãi dành cho người Down? (hình từ internet)

Một số chính sách pháp luật ưu đãi dành cho người mắc Hội chứng Down?

Tùy vào mức độ khuyết tật mà người mắc Hội chứng Down sẽ được hưởng những chính sách pháp luật khác nhau, cụ thể:

(1) Trợ giúp pháp lý:

Cụ thể, tại điểm đ khoản 7 Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 có quy định người khuyết tật có khó khăn về tài chính là đối tượng được trợ giúp pháp lý.

Dẫn chiếu đến Điều 8 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lý sẽ có các quyền sau:

- Được trợ giúp pháp lý mà không phải trả tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác.

- Tự mình hoặc thông qua người thân thích, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác yêu cầu trợ giúp pháp lý.

- Được thông tin về quyền được trợ giúp pháp lý, trình tự, thủ tục trợ giúp pháp lý khi đến tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và các cơ quan nhà nước có liên quan.

- Yêu cầu giữ bí mật về nội dung vụ việc trợ giúp pháp lý.

- Lựa chọn một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa phương trong danh sách được công bố; yêu cầu thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý khi người đó thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25 Luật Trợ giúp pháp lý 2017.

- Thay đổi, rút yêu cầu trợ giúp pháp lý.

- Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

- Khiếu nại, tố cáo về trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý 2017 và quy định khác của pháp luật có liên quan.

(2) Trợ giúp y tế:

Người khuyết tật nói chung và người mắc Hội chứng Down nói riêng sẽ được hưởng chính sách bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế cũng như các chính sách về chăm sóc sức khỏe được nêu tại Chương III Luật Người khuyết tật 2010.

(3) Trợ cấp xã hội hàng tháng:

Cụ thể, người mắc Hội chứng Down sẽ được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 6 Nghị định 20/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:

- Hệ số 2,0 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng;

- Hệ số 2,5 đối với trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật đặc biệt nặng;

- Hệ số 1,5 đối với người khuyết tật nặng;

- Hệ số 2,0 đối với trẻ em khuyết tật nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật nặng.

Công thức tính mức trợ cấp xã hội hằng tháng của người khuyết tật nói chung và người mắc Hội chứng Down nói riêng được xác định như sau:

Mức trợ cấp xã hội hàng tháng = 360.000 đồng * Hệ số

Với Mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 là 360.000 đồng/tháng (theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 20/2021/NĐ-CP).

(4) Trợ giúp giáo dục:

Thông tư liên tịch 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC quy định chính sách về giáo dục đối với người khuyết tật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành có quy định người khuyết tật (gồm người mắc Hội chứng Down) được hưởng các chính sách về giáo dục, bao gồm:

- Ưu tiên nhập học và tuyển sinh;

- Miễn, giảm một số nội dung môn học, môn học hoặc hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục;

- Đánh giá kết quả giáo dục;

- Chính sách về học phí;

- Chính sách về học bổng và hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập.

Lưu ý: Các chính sách này được áp dụng đối với người khuyết tật học tập trong các cơ sở giáo dục có dạy người khuyết tật, các trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, các tổ chức và cá nhân khác có liên quan.

(5) Trợ giúp giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm và hỗ trợ sinh kế:

Theo đó, nhà nước khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tuyển người khuyết tật vào học hòa nhập; khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp cho người khuyết tật (khoản 1 Điều 27 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014).

Ngoài ra còn rất nhiều chính sách áp dụng cho đối tượng là người khuyết tật (bao gồm cả người mắc Hội chứng Down) như trợ giúp tiếp cận công trình xây dựng hay trợ giúp tiếp cận và tham gia giao thông,...

Thang đo mức độ khuyết tật của người mắc Hội chứng Down được quy định ra sao?

Thang đo mức độ khuyết tật của người mắc Hội chứng Down được quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 28/2012/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Người khuyết tật (gồm người mắc Hội chứng Down) đã có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì Hội đồng xác định mức độ khuyết tật căn cứ kết luận của Hội đồng giám định y khoa để xác định mức độ khuyết tật như sau:

- Người khuyết tật đặc biệt nặng khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận không còn khả năng tự phục vụ hoặc suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

- Người khuyết tật nặng khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận có khả năng tự phục vụ sinh hoạt nếu có người, phương tiện trợ giúp một phần hoặc suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;

- Người khuyết tật nhẹ khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận có khả năng tự phục vụ sinh hoạt hoặc suy giảm khả năng lao động dưới 61%.

Lễ kỷ niệm
Ngày Hội chứng Down Thế giới
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tổ chức kỷ niệm 79 năm ngày Cách mạng tháng Tám trong hội trường được cơ quan nhà nước trang trí như thế nào?
Pháp luật
Kỷ niệm 79 năm ngày Cách mạng tháng Tám vào ngày 19/8 được tổ chức như thế nào theo quy định hiện nay?
Pháp luật
Kỷ niệm năm tròn của ngày Cách mạng tháng Tám là gì? Cơ quan nhà nước tổ chức lễ kỷ niệm ngày Cách mạng tháng Tám vào năm tròn như thế nào?
Pháp luật
Tổng hợp những ngày lễ, kỷ niệm đặc biệt trong tháng 3 năm 2024? Người lao động sẽ được nghỉ làm nhận nguyên lương vào những ngày lễ nào?
Pháp luật
Ngày 21/3 hằng năm là Ngày Hội chứng Down Thế giới đúng không? Một số chính sách pháp luật ưu đãi dành cho người Down?
Pháp luật
Lễ kỷ niệm 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân 22/12 được tổ chức ở đâu? Truyền hình trực tiếp Lễ kỷ niệm trên kênh nào?
Pháp luật
Yêu cầu đối với việc tổ chức, trang trí lễ kỷ niệm ngoài trời như thế nào? Nghi thức tổ chức lễ kỷ niệm được tiến hành theo trình tự như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Lễ kỷ niệm
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
1,636 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lễ kỷ niệm Ngày Hội chứng Down Thế giới

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Lễ kỷ niệm Xem toàn bộ văn bản về Ngày Hội chứng Down Thế giới

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào