Ngày 22 tháng 5 có phải là ngày Quốc tế đa dạng sinh học hay không? Ngày Quốc tế đa dạng sinh học có ý nghĩa như thế nào?
Ngày 22 tháng 5 có phải là ngày Quốc tế đa dạng sinh học hay không?
Ngày quốc tế Đa dạng sinh học (hay Ngày Đa dạng sinh học thế giới) là một ngày do Liên Hợp Quốc lập ra, để xúc tiến các vấn đề đa dạng sinh học.
Từ khi được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (Nghị quyết A/RES/49/119) lập ra vào năm 1993 cho tới năm 2000, Ngày quốc tế Đa dạng sinh học được cử hành vào ngày 29 tháng 12 hàng năm để kỷ niệm ngày Công ước về Đa dạng sinh học (Convention on Biological Diversity) bắt đầu có hiệu lực.
Tuy nhiên đến ngày 20.12.2000, thì ngày này được đổi sang ngày 22 tháng 5 hàng năm để kỷ niệm ngày Công ước về Đa dạng Sinh học được thông qua ở Hội nghị Liên Hợp Quốc về Môi trường và Phát triển ở Rio de Janeiro ngày 22.5.1992, và cũng phần nào để tránh trùng với nhiều ngày lễ khác diễn ra vào cuối tháng 12.
Mỗi năm Liên hợp quốc sẽ lựa chọn chủ đề cho ngày Quốc tế Đa dạng sinh học. Đây như là một thông điệp và là lời kêu gọi các bên liên quan cùng tham gia, đóng góp vào việc thực hiện Khung Đa dạng sinh học toàn cầu, cũng như hướng tới ngăn chặn, giảm bớt sự suy giảm đa dạng sinh học hiện nay.
Việt Nam cũng là một trong các quốc gia hướng ứng sự kiện ngày Quốc tế Đa dạng sinh học (ngày 22 tháng 5).
Để bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học, Việt Nam cũng đã ban hành Luật Đa dạng sinh học 2008.
Đối tượng áp dụng của luật này bao gồm ổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động trực tiếp hoặc liên quan đến bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học tại Việt Nam (Điều 2 Luật Đa dạng sinh học 2008).
Ngày 22 tháng 5 có phải là ngày Quốc tế đa dạng sinh học hay không? Ngày Quốc tế đa dạng sinh học có ý nghĩa như thế nào? (Hình từ Internet)
Nhà nước có những chính sách gì trong việc bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học?
Theo Điều 5 Luật Đa dạng sinh học 2008, để bảo vệ và phát triển bền vững đa dạng sinh học, nhà nước sẽ thực hiện một số chính sách sau:
(1) Ưu tiên bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện cho một vùng sinh thái, bảo tồn loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; bảo đảm kiểm soát việc tiếp cận nguồn gen.
(2) Bảo đảm kinh phí cho hoạt động điều tra cơ bản, quan trắc, thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học và quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học; đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật cho khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học của Nhà nước; bảo đảm sự tham gia của nhân dân địa phương trong quá trình xây dựng và thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học.
(3) Khuyến khích và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân đầu tư, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, tri thức truyền thống vào việc bảo tồn, phát triển bền vững đa dạng sinh học.
(4) Phát triển du lịch sinh thái gắn với việc xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm ổn định cuộc sống của hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn; phát triển bền vững vùng đệm của khu bảo tồn.
(5) Phát huy nguồn lực trong nước, ngoài nước để bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học.
Cơ quan nhà nước nào có trách nhiệm quản lý về đa dạng sinh học ở Việt Nam hiện nay?
Căn cứ Điều 6 Luật Đa dạng sinh học 2008 quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về đa dạng sinh học như sau:
Trách nhiệm quản lý nhà nước về đa dạng sinh học
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đa dạng sinh học.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về đa dạng sinh học.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về đa dạng sinh học theo phân công của Chính phủ.
4. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về đa dạng sinh học theo phân cấp của Chính phủ.
Theo quy định trên thì Chính phủ có trách nhiệm thống nhất quản lý nhà nước về đa dạng sinh học.
Ngoài Chính phủ ra thì việc quản lý về đa dạng sinh học còn được thực hiện bởi những cơ quan sau:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về đa dạng sinh học.
- Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về đa dạng sinh học theo phân công của Chính phủ.
- Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về đa dạng sinh học theo phân cấp của Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?
- Mức phạt lỗi độ pô 2025 đối với xe máy theo Nghị định 168 là bao nhiêu? Lỗi độ pô xe máy có bị trừ điểm giấy phép lái xe không?
- Cách tính điểm trung bình môn học kỳ 1 chương trình mới năm học 2024 2025 như thế nào? File excel tính điểm trung bình môn học kỳ 1?
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?