Ngày 23/11 là ngày thành lập hội gì? Tổ chức kỷ niệm Ngày thành lập 23/11 hằng năm như thế nào?
Ngày 23/11 là ngày thành lập hội gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 111/2018/NĐ-CP thì ngày thành lập là ngày có ý nghĩa lịch sử, đánh dấu sự ra đời bằng văn bản thành lập của cơ quan có thẩm quyền.
(1) Vào ngày 08/03/2018, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, nhiệm kỳ 2017 - 2022 thông qua ngày 16 tháng 8 năm 2017.
Điều lệ này thay thế Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, nhiệm kỳ 2012 - 2017 thông qua ngày 04 tháng 7 năm 2012.
Trong Điều lệ có nêu rõ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam được thành lập ngày 23 tháng 11 năm 1946.
(2) Và vào ngày 23/11/1988 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành đã ban hành Quyết định 299-CT năm 1988 về việc cho phép thành lập Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam.
Cụ thể, tại Điều 1 Quyết định 299-CT năm 1988 quy định:
Điều 1. Cho phép thành lập Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam.
Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam tự lo liệu mọi chi phí và phương tiện hoạt động.
Như vậy, theo các quy định nêu trên, có thể thấy ngày 23/11 là ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam.
Ngày 23/11 là ngày thành lập hội gì? Tổ chức kỷ niệm Ngày thành lập 23/11 hằng năm như thế nào? (Hình từ Internet)
Ngày 23/11 có phải là ngày lễ lớn ở Việt Nam hay không?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về các ngày lễ lớn của Việt Nam hiện nay gồm:
(1) Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
(2) Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
(3) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
(4) Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
(5) Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
(6) Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
(7) Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và
(8) Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, theo quy định hiện hành thì ngày 23/11 hằng năm không thuộc một trong những ngày lễ lớn ở Việt Nam theo quy định.
Tổ chức kỷ niệm Ngày thành lập 23/11 hằng năm như thế nào?
Việc tổ tại chức kỷ niệm Ngày thành lập 23/11 hằng năm được quy định tại Điều 9 Nghị định 111/2018/NĐ-CP như sau:
Tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống
1. Năm tròn
a) Bộ, ngành, cấp tỉnh tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm, trong đó xác định về thời gian, địa điểm, chương trình, thành phần của lễ kỷ niệm;
b) Phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm:
- Bộ trưởng, người đứng đầu ngành cơ quan trung ương phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của bộ, ngành;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của cấp tỉnh và tại địa phương.
c) Người đứng đầu bộ, ngành, cấp tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống theo kế hoạch đã được phê duyệt và chịu trách nhiệm về việc tổ chức lễ kỷ niệm bảo đảm trang trọng, thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm.
2. Năm khác: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, thi đua, hội thảo, tọa đàm và các hoạt động thiết thực khác kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống. Không tổ chức lễ kỷ niệm.
3. Kinh phí tổ chức ngày thành lập, ngày truyền thống được cân đối bố trí trong dự toán chi thường xuyên hằng năm của các cơ quan, địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
Bên cạnh đó, tại Điều 3 Nghị định 111/2018/NĐ-CP có giải thích về năm tròn, năm khác như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
...
5. Năm tròn là năm có chữ số cuối cùng là “0”.
6. Năm khác là năm có các chữ số cuối cùng còn lại.
Như vậy, Ngày thành lập 23/11 hằng năm được tổ chức như sau:
(1) Với các năm tròn là năm có chữ số cuối cùng là “0”:
- Bộ, ngành, cấp tỉnh tổ chức kỷ niệm ngày truyền thống, xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm, trong đó xác định về thời gian, địa điểm, chương trình, thành phần của lễ kỷ niệm;
- Phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm:
+ Bộ trưởng, người đứng đầu ngành cơ quan trung ương phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của bộ, ngành;
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của cấp tỉnh và tại địa phương.
- Người đứng đầu bộ, ngành, cấp tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập theo kế hoạch đã được phê duyệt và chịu trách nhiệm về việc tổ chức lễ kỷ niệm bảo đảm trang trọng, thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm.
(2) Với các năm khác là năm có các chữ số cuối cùng còn lại:
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, thi đua, hội thảo, tọa đàm và các hoạt động thiết thực khác kỷ niệm ngày thành lập. Không tổ chức lễ kỷ niệm.
Kinh phí tổ chức ngày truyền thống được cân đối bố trí trong dự toán chi thường xuyên hằng năm của các cơ quan, địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước 2015.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?