Ngày 28 tháng 10 hàng năm được chọn là Ngày truyền thống Học viện Kỹ thuật Quân sự có đúng không?
Ngày 28 tháng 10 hàng năm được chọn là Ngày truyền thống Học viện Kỹ thuật Quân sự có đúng không?
Ngày truyền thống được giải thích theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 111/2018/NĐ-CP như sau:
Ngày truyền thống là ngày đánh dấu một sự kiện đáng ghi nhớ, quá trình hình thành hoặc phát triển được ghi nhận, có tính kế thừa, liên tục.
Học viện Kỹ thuật Quân sự được thành lập theo Quyết định 146/CP ngày 8/8/1966 của Hội đồng Chính phủ với tên gọi ban đầu là “Phân hiệu II Đại học Bách Khoa”.
Ngày 28/10/1966, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo) và Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ công bố quyết định thành lập Phân hiệu II Đại học Bách Khoa (tiền thân của Học viện Kỹ thuật Quân sự), khai giảng khóa đào tạo đầu tiên tại Hội trường lớn Đại học Bách Khoa.
Từ đó, ngày 28 tháng 10 hàng năm được chọn là Ngày truyền thống Học viện Kỹ thuật Quân sự (Bộ Quốc phòng).
Ngày 28 tháng 10 hàng năm được chọn là Ngày truyền thống Học viện Kỹ thuật Quân sự có đúng không? (Hình từ Internet)
Ngày truyền thống Học viện Kỹ thuật Quân sự 28/10 được tổ chức kỷ niệm như thế nào?
Ngày truyền thống Học viện Kỹ thuật Quân sự 28/10 được tổ chức kỷ niệm theo quy định dưới đây:
Theo khoản 5, khoản 6 Điều 3 Nghị định 111/2018/NĐ-CP có giải thích về năm tròn, năm khác như sau:
5. Năm tròn là năm có chữ số cuối cùng là “0”.
6. Năm khác là năm có các chữ số cuối cùng còn lại.
Theo đó, việc tổ chức kỷ niệm Ngày truyền thống Học viện Kỹ thuật Quân sự 28/10 hàng năm được thực hiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định 111/2018/NĐ-CP như sau:
(1) Năm tròn:
- Bộ, ngành, cấp tỉnh tổ chức kỷ niệm Ngày truyền thống Học viện Kỹ thuật Quân sự 28/10 xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm, trong đó xác định về thời gian, địa điểm, chương trình, thành phần của lễ kỷ niệm;
- Phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm:
+ Bộ trưởng, người đứng đầu ngành cơ quan trung ương phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của bộ, ngành;
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của cấp tỉnh và tại địa phương.
- Người đứng đầu bộ, ngành, cấp tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức lễ kỷ niệm kỷ niệm Ngày truyền thống Học viện Kỹ thuật Quân sự 28/10 theo kế hoạch đã được phê duyệt và chịu trách nhiệm về việc tổ chức lễ kỷ niệm bảo đảm trang trọng, thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm.
(2) Năm khác: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, thi đua, hội thảo, tọa đàm và các hoạt động thiết thực khác kỷ niệm Ngày truyền thống Học viện Kỹ thuật Quân sự 28/10. Không tổ chức lễ kỷ niệm.
Giám đốc Học viện Kỹ thuật Quân sự có cấp bậc quân hàm cao nhất là gì?
Cấp bậc quân hàm cao nhất của Giám đốc Học viện Kỹ thuật Quân sự được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 15 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008 và được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014) như sau:
Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan
1. Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan được quy định như sau:
...
c) Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân:
Tư lệnh, Chính ủy: Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng; Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục; Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ;
Tư lệnh, Chính ủy Bộ Tư lệnh: Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Cảnh sát biển Việt Nam;
Giám đốc, Chính ủy các học viện: Lục quân, Chính trị, Kỹ thuật quân sự, Hậu cần, Quân y;
Hiệu trưởng, Chính ủy các trường sĩ quan: Lục quân I, Lục quân II, Chính trị;
Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung tướng không quá ba; Phó Chính ủy Học viện Quốc phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung tướng là một;
Cục trưởng các cục: Tác chiến, Quân huấn, Quân lực, Dân quân tự vệ, Tổ chức, Cán bộ, Tuyên huấn, Nhà trường, Tác chiến điện tử, Công nghệ thông tin, Cứu hộ - Cứu nạn, Đối ngoại;
Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng; Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương là Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương là Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
Chánh Văn phòng Quân ủy Trung ương - Văn phòng Bộ Quốc phòng;
Viện trưởng Viện Chiến lược quốc phòng;
Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108;
...
4. Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan là cấp tướng của đơn vị thành lập mới do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định.
5. Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan là cấp tá, cấp úy còn lại do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
Theo quy định nêu trên thì Giám đốc Học viện Kỹ thuật Quân sự có cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung tướng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?