Ngày 28 tháng 7 là ngày gì? Ngày 28 tháng 7 có phải một trong các ngày kỷ niệm của Việt Nam không?

Ngày 28 tháng 7 hằng năm là ngày gì? Ngày 28 tháng 7 có phải một trong các ngày kỷ niệm của Việt Nam hay không? Trong ngày 28 tháng 7 tới, người lao động có được nghỉ việc hưởng nguyên lương hay không?

Ngày 28 tháng 7 là ngày gì? Ngày 28 tháng 7 có phải một ngày kỷ niệm của Việt Nam không?

>>> Xem thêm: Chủ tịch Công đoàn Việt Nam đầu tiên là ai?

>>> Xem thêm: Lịch sử thành lập Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam 28/7?

Tại khoản 3 Mục 1 Đề cương tuyên truyền đại hội 13 Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028 ban hành kèm theo Hướng dẫn 117-HD/BTGTW năm 2023 quy định các kỳ đại hội của Tổ chức Công đoàn Việt Nam như sau:

ĐẠI HỘI ĐÁNH DẤU SỰ RA ĐỜI CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN VÀ TÊN GỌI CỦA CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ
...
3. Các kỳ đại hội của Công đoàn Việt Nam
...
- Đại hội V Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 1983 - 1988
Họp từ ngày 16 - 18/11/1983 tại Thủ đô Hà Nội. Đại hội đề ra nhiệm vụ: Đẩy mạnh phong trào thi đua lao động sản xuất trong công nhân, viên chức; phát động phong trào công nhân, viên chức thi đua phục vụ nông nghiệp, đưa nông nghiệp từng bước tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa; lập lại trật tự xã hội trên mặt trận lưu thông phân phối... Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Tổng Công đoàn Việt Nam gồm 155 ủy viên, Ban Thư ký gồm 13 ủy viên. Đồng chí Nguyễn Đức Thuận, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu làm Chủ tịch; đồng chí Phạm Thế Duyệt, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu làm Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký. Đại hội V Công đoàn Việt Nam đã nhất trí lấy ngày 28/7/1929, ngày thành lập Tổng Công hội đỏ Bắc kỳ làm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam. Tháng 02/1987, đồng chí Phạm Thế Duyệt, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng được bầu làm Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam; đồng chí Vũ Định được bầu làm Phó Chủ tịch, đồng chí Dương Xuân An được bầu làm Tổng Thư ký.
...

Đồng thời tại khoản 2 Mục III Đề cương tuyên truyền đại hội 13 Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028 ban hành kèm theo Hướng dẫn 117-HD/BTGTW năm 2023 có nêu như sau:

NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ ĐẠI HỘI XIII CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM
...
3. Mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nhiệm kỳ 2023 - 2028
a. Mục tiêu nhiệm kỳ 2023 - 2028
Nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn, tập trung thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, đáp ứng kịp thời yêu cầu của tình hình mới, trọng tâm là đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động. Hoàn thiện mô hình tổ chức, thu hút, tập hợp đông đảo người lao động gia nhập công đoàn; xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn có trí tuệ, bản lĩnh, tâm huyết, trách nhiệm, uy tín và phương pháp công tác tốt. Đổi mới, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động của đoàn viên, người lao động; xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh, góp phần hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Đến cuối nhiệm kỳ, hướng đến kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam, khẳng định Công đoàn Việt Nam vững mạnh toàn diện, là chỗ dựa tin cậy của người lao động, là cơ sở chính trị - xã hội vững chắc của Đảng, Nhà nước ta.

Theo quy định trên thì ngày 28 tháng 7 là Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam.

Ngày 28 tháng 7 - Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam là một trong những ngày kỷ niệm của Việt Nam, đặc biệt là đối với các đoàn viên Công đoàn Việt Nam.

Ngày 28 tháng 7 là ngày gì? Ngày 28 tháng 7 có phải một trong các ngày kỷ niệm của Việt Nam không?

Ngày 28 tháng 7 là ngày gì? Ngày 28 tháng 7 có phải một trong các ngày kỷ niệm của Việt Nam không? (Hình từ Internet)

Ngày 28 tháng 7 được xem là một ngày lễ lớn của Việt Nam hay không?

Theo Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP thì Việt Nam có những ngày lễ lớn như sau:

(1) Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).

(2) Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).

(3) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).

(4) Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).

(5) Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).

(6) Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).

(7) Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945)

(8) Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).

Như vậy, ngày 28 tháng 7 - Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam không phải là một trong những ngày lễ lớn của Việt Nam.

Người lao động có được phép nghỉ làm vào ngày kỷ niệm 28 tháng 7 hay không?

Tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về các ngày nghỉ lễ, tết tại Việt Nam như sau:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Theo quy định trên thì ngày 28 tháng 7 không thuộc các ngày nghỉ lễ của người lao động.

Do đó, nếu ngày 28 tháng 7 rơi vào ngày làm việc hàng tuần thì người lao động vẫn phải đi làm bình thường. Trừ trường hợp người lao động sử dụng ngày phép năm (Điều 113 Bộ luật Lao động 2019) để xin nghỉ hoặc xin nghỉ không hưởng lương (Điều 115 Bộ luật Lao động 2019).

Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam
Công đoàn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Tính đến nay Công đoàn Việt Nam đã trải qua mấy kỳ Đại hội?
Pháp luật
Mẫu Báo cáo kết quả thực hiện cơ chế tự chủ của cơ quan công đoàn? Tải mẫu? Hạn nộp báo cáo là khi nào?
Pháp luật
Văn bản của tổ chức Công đoàn Việt Nam là gì? 22 loại văn bản của tổ chức Công đoàn Việt Nam gồm những gì?
Pháp luật
Hiệu trưởng có được kết nạp vào Công đoàn Việt Nam? Người đang là đoàn viên chuyển sang đảm nhiệm vị trí này có được tiếp tục sinh hoạt công đoàn?
Pháp luật
Việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trong tổ chức Công đoàn Việt Nam được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Công đoàn Việt Nam là tổ chức gì? Thành viên hợp danh của công ty hợp danh được kết nạp vào Công đoàn Việt Nam không?
Pháp luật
Mẫu Công văn của tổ chức Công đoàn Việt Nam và hướng dẫn soạn thảo theo Quyết định 933? Khi nào sử dụng Công văn?
Pháp luật
Tổng hợp 10 Mẫu trình bày văn bản của tổ chức Công đoàn Việt Nam mới nhất theo Quyết định 933? Hướng dẫn soạn thảo?
Pháp luật
Bài hát truyền thống của Công đoàn Việt Nam là bài nào? Lời bài hát truyền thống của Công đoàn Việt Nam ra sao?
Pháp luật
Mẫu bài phát biểu kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam 28/7? Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam 28/7 được tổ chức ra sao?
Pháp luật
Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam 27/8 có được nghỉ làm không? Hoạt động tổ chức kỷ niệm được tiến hành như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam
4,761 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam Công đoàn Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam Xem toàn bộ văn bản về Công đoàn Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào