Ngày 3 12 là Quốc tế Người khuyết tật đúng không? Quốc tế Người khuyết tật ngày mấy? Ngày 3 tháng 12 có phải ngày lễ lớn không?
Ngày 3 12 là Quốc tế Người khuyết tật đúng không? Quốc tế Người khuyết tật ngày mấy?
Ngày 3 12 (ngày 3 tháng 12) là Ngày Quốc tế Người Khuyết Tật (International Day of Persons with Disabilities), được Liên Hợp Quốc phát động từ năm 1992 nhằm nâng cao nhận thức và thúc đẩy quyền lợi cho người khuyết tật.
Mục tiêu của ngày này là khuyến khích các quốc gia, tổ chức, và cộng đồng tạo ra môi trường thân thiện, hỗ trợ và bình đẳng cho những người khuyết tật trong xã hội.
Bên cạnh đó, ngày 3 12 cũng có thể là các sự kiện, ngày kỷ niệm khác tùy vào quốc gia và văn hóa.
*Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Lưu ý: Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn (Theo khoản 1 Điều 2 Luật Người khuyết tật 2010).
Ngày 3 12 là Quốc tế Người khuyết tật đúng không? Quốc tế Người khuyết tật ngày mấy? Ngày 3 tháng 12 có phải ngày lễ lớn không? (Hình từ Internet)
Ngày 3 12 ngày Quốc tế Người khuyết tật có phải ngày lễ lớn của nước ta?
Ngày 3 12 ngày Quốc tế Người khuyết tật có phải ngày lễ lớn của nước ta hay không thì căn cứ Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP có quy định về các ngày lễ lớn trong nước như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, ngày 3 12 ngày Quốc tế Người khuyết tật không phải là ngày lễ lớn của nước ta.
Nhà nước có những chính sách nào về người khuyết tật?
Căn cứ quy định tại Điều 5 Luật Người khuyết tật 2010 như sau:
Chính sách của Nhà nước về người khuyết tật
1. Hàng năm, Nhà nước bố trí ngân sách để thực hiện chính sách về người khuyết tật.
2. Phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật bẩm sinh, khuyết tật do tai nạn thương tích, bệnh tật và nguy cơ khác dẫn đến khuyết tật.
3. Bảo trợ xã hội; trợ giúp người khuyết tật trong chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dạy nghề, việc làm, văn hóa, thể thao, giải trí, tiếp cận công trình công cộng và công nghệ thông tin, tham gia giao thông; ưu tiên thực hiện chính sách bảo trợ xã hội và hỗ trợ người khuyết tật là trẻ em, người cao tuổi.
4. Lồng ghép chính sách về người khuyết tật trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội.
5. Tạo điều kiện để người khuyết tật được chỉnh hình, phục hồi chức năng; khắc phục khó khăn, sống độc lập và hòa nhập cộng đồng.
6. Đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác tư vấn, chăm sóc người khuyết tật.
7. Khuyến khích hoạt động trợ giúp người khuyết tật.
8. Tạo điều kiện để tổ chức của người khuyết tật, tổ chức vì người khuyết tật hoạt động.
9. Khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích, đóng góp trong việc trợ giúp người khuyết tật.
10. Xử lý nghiêm minh cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, Nhà nước có những chính sách sau đây về người khuyết tật:
- Hàng năm, Nhà nước bố trí ngân sách để thực hiện chính sách về người khuyết tật.
- Phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật bẩm sinh, khuyết tật do tai nạn thương tích, bệnh tật và nguy cơ khác dẫn đến khuyết tật.
- Bảo trợ xã hội; trợ giúp người khuyết tật trong chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dạy nghề, việc làm, văn hóa, thể thao, giải trí, tiếp cận công trình công cộng và công nghệ thông tin, tham gia giao thông; ưu tiên thực hiện chính sách bảo trợ xã hội và hỗ trợ người khuyết tật là trẻ em, người cao tuổi.
- Lồng ghép chính sách về người khuyết tật trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội.
- Tạo điều kiện để người khuyết tật được chỉnh hình, phục hồi chức năng; khắc phục khó khăn, sống độc lập và hòa nhập cộng đồng.
- Đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác tư vấn, chăm sóc người khuyết tật.
- Khuyến khích hoạt động trợ giúp người khuyết tật.
- Tạo điều kiện để tổ chức của người khuyết tật, tổ chức vì người khuyết tật hoạt động.
- Khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích, đóng góp trong việc trợ giúp người khuyết tật.
- Xử lý nghiêm minh cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Lưu ý: Những hành vi bị nghiêm cấm về người khuyết tật được quy định tại Điều 14 Luật Người khuyết tật 2010, bao gồm:
(1) Kỳ thị, phân biệt đối xử người khuyết tật.
(2) Xâm phạm thân thể, nhân phẩm, danh dự, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của người khuyết tật.
(3) Lôi kéo, dụ dỗ hoặc ép buộc người khuyết tật thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, đạo đức xã hội.
(4) Lợi dụng người khuyết tật, tổ chức của người khuyết tật, tổ chức vì người khuyết tật, hình ảnh, thông tin cá nhân, tình trạng của người khuyết tật để trục lợi hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
(5) Người có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc theo quy định của pháp luật.
(6) Cản trở quyền kết hôn, quyền nuôi con của người khuyết tật.
(7) Gian dối trong việc xác định mức độ khuyết tật, cấp giấy xác nhận khuyết tật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?