Ngày 31 tháng 5 có phải là Ngày thế giới không thuốc lá hay không? Mục đích của việc thành lập Ngày thế giới không thuốc lá là gì?
Ngày 31 tháng 5 có phải là Ngày thế giới không thuốc lá hay không?
Ngày 31 tháng 5 hằng năm được Tổ chức Y tế Thế giới lựa chọn làm "Ngày thế giới không thuốc lá".
Dựa theo Công văn 2725/BYT-KCB năm 2023 thì có thể hiểu "Ngày thế giới không thuốc lá" được thành lập nhằm để kêu gọi các quốc gia thúc đẩy các hoạt động nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác hại của thuốc lá tới sức khỏe, kinh tế, môi trường, an ninh.
Thông thường vào Ngày thế giới không thuốc lá, người dân sẽ được tuyên truyền không hút thuốc lá trong thời hạn 24 giờ.
Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về các ngày nghỉ lễ như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Ngày thế giới không hút lá là một trong các ngày lễ của thế giới được Việt Nam quan tâm và hưởng ứng. Tuy nhiên ngày này không thuộc các ngày nghỉ lễ được nhà nước quy định.
Người lao động vẫn phải đi làm bình thường nếu Ngày thế giới không lá không trùng vào ngày nghỉ hàng tuần của người lao động.
Ngày 31 tháng 5 có phải là Ngày thế giới không thuốc lá hay không? Mục đích của việc thành lập Ngày thế giới không thuốc lá là gì? (Hình từ Internet)
Nhà nước quy định cá nhân không hút thuốc lá tại những địa nào?
Căn cứ theo Điều 11 Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá 2012 thì nhà nước quy định cá nhân không hút thuốc lá tại những địa điểm sau:
(1) Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và trong phạm vi khuôn viên bao gồm:
- Cơ sở y tế;
- Cơ sở giáo dục, trừ các cơ sở quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
- Cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành riêng cho trẻ em;
- Cơ sở hoặc khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao.
(2) Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà bao gồm:
- Nơi làm việc;
- Trường cao đẳng, đại học, học viện;
- Địa điểm công cộng, trừ các địa điểm tại mục (1) và địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá 2012:
- Khu vực cách ly của sân bay;
- Quán bar, karaoke, vũ trường, khách sạn và cơ sở lưu trú du lịch;
- Phương tiện giao thông công cộng là tàu thủy, tàu hỏa.
Lưu ý: Nơi dành riêng cho người hút thuốc lá phải bảo đảm các điều kiện sau đây (khoản 2 Điều 12 Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá 2012):
- Có phòng và hệ thống thông khí tách biệt với khu vực không hút thuốc lá;
- Có dụng cụ chứa các mẩu, tàn thuốc lá; có biển báo tại các vị trí phù hợp, dễ quan sát;
- Có thiết bị phòng cháy, chữa cháy.
Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan nhà nước trong việc tuyên truyền về Ngày thế giới không thuốc lá như thế nào?
Hiện tại pháp luật không có quy định về trách nhiệm của các Bộ, cơ quan nhà nước trong việc tuyên truyền về Ngày thế giới không thuốc lá.
Tuy nhiên đối với tuyên truyền về phòng chống tác hại của thuốc lá thì tại Điều 10 Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá 2012 nhà nước có quy định như sau:
(1) Bộ Y tế có trách nhiệm tổ chức, cung cấp thông tin khoa học về tác hại của thuốc lá; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan tổ chức thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá;
(2) Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo các cơ quan thông tin, truyền thông thực hiện hoạt động thông tin, truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá;
(3) Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm tổ chức đưa thông tin, tuyên truyền về phòng, chống tác hại của thuốc lá và các biện pháp hạn chế sử dụng thuốc lá vào trong các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và đời sống gia đình; quy định việc hạn chế sử dụng hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong tác phẩm điện ảnh, sân khấu, truyền hình;
(4) Bộ Công thương có trách nhiệm tổ chức thông tin, tuyên truyền về phòng, chống thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả;
(5) Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm xây dựng nội dung về phòng, chống tác hại của thuốc lá và lồng ghép vào chương trình giáo dục phù hợp với các cấp học;
(6) Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá tại địa phương;
(7) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm thông tin, tuyên truyền, vận động các thành viên trong tổ chức mình và toàn xã hội không sử dụng thuốc lá, tích cực tham gia phòng, chống tác hại của thuốc lá;
(8) Cơ quan, tổ chức khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?