Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc là gì? Yêu cầu tổ chức Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc?
- Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc là gì?
- Việc tổ chức Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phải đảm bảo yêu cầu gì?
- Ai có trách nhiệm tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc?
- Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc có nằm trong các ngày lễ lớn ngày lễ của nước ta hay không?
Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc là gì?
>>> Xem thêm: Ngày truyền thống Công an nhân dân 19/8 có được xem là ngày lễ lớn?
Căn cứ Điều 6 Luật Công an nhân dân 2018:
Ngày truyền thống của Công an nhân dân
Ngày 19 tháng 8 hằng năm là ngày truyền thống của Công an nhân dân và là ngày hội “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”.
Và Điều 1 Quyết định 521/2005/QĐ-TTg có quy định như sau:
Điều 1
Hàng năm lấy ngày 19 tháng 8 là "Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc".
Theo đó, ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc là ngày 19 tháng 8 hàng năm.
Đây là ngày được tổ chức nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm của các tầng lớp Nhân dân tham gia vào sự nghiệp bảo vệ an ninh trật tự và xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh.
Thông qua đó để phát huy tinh thần cảnh giác cách mạng của các tầng lớp Nhân dân hướng đến mục tiêu đưa phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc thực sự trở thành phong trào tự giác của toàn dân, mỗi người dân là một chiến sỹ trên mặt trận giữ vững an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, giữ gìn cuộc sống bình yên của Nhân dân.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc là gì? (Hình từ Internet)
Việc tổ chức Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phải đảm bảo yêu cầu gì?
Theo quy định tại Điều 2 Quyết định 521/2005/QĐ-TTg thì việc tổ chức "Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc" hàng năm phải bảo đảm yêu cầu thiết thực, có hiệu quả, tiết kiệm, tránh hình thức nhằm thực hiện nội dung, yêu cầu sau đây:
- Giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, nâng cao ý thức trách nhiệm của các tầng lớp xã hội trong sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc và xây dựng lực lượng Công an cách mạng chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại.
- Phát huy tinh thần cảnh giác cách mạng của các tầng lớp trong xã hội, đẩy mạnh phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch và tội phạm, bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
- Biểu dương, khen thưởng kịp thời với cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng.
Ngoài ra, Bộ tưởng Bộ Công an sẽ căn cứ vào các quy định hiện hành hướng dẫn tổ chức thực hiện Quyết định 521/2005/QĐ-TTg theo đúng nội dung, yêu cầu khi tổ chức "Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc" (Điều 3 Quyết định 521/2005/QĐ-TTg).
Ai có trách nhiệm tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc?
Căn cứ Điều 10 Luật Công an nhân dân 2018 quy định về giám sát hoạt động của Công an nhân dân như sau:
Giám sát hoạt động của Công an nhân dân
1. Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện giám sát hoạt động của Công an nhân dân.
2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tuyên truyền, vận động mọi tầng lớp nhân dân tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, phối hợp, cộng tác, hỗ trợ Công an nhân dân thực hiện nhiệm vụ và xây dựng Công an nhân dân, giám sát việc thực hiện pháp luật về Công an nhân dân.
Theo đó, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tuyên truyền, vận động mọi tầng lớp nhân dân tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, phối hợp, cộng tác, hỗ trợ Công an nhân dân thực hiện nhiệm vụ và xây dựng Công an nhân dân, giám sát việc thực hiện pháp luật về Công an nhân dân.
Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc có nằm trong các ngày lễ lớn ngày lễ của nước ta hay không?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về các ngày lễ lớn như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc không phải là ngày lễ lớn của nước ta.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?