Ngày Nhà giáo thế giới có tên tiếng anh là gì? Phụ cấp thâm niên nhà giáo hiện nay là bao nhiêu?
Ngày Nhà giáo thế giới ngày 5 tháng 10 có tên tiếng anh là gì?
Ngày Nhà giáo thế giới, viết tắt là WTD (World Teachers' Day) là ngày lễ quốc tế do Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc đề xướng năm 1994, được tổ chức vào ngày 5 tháng 10 hằng năm.
Mục đích của Ngày Nhà giáo Thế giới (ngày 5 tháng 10) là vinh danh các tổ chức giáo viên trên toàn cầu.
Ngày này không chỉ ghi nhận những đóng góp của giáo viên trong lĩnh vực giáo dục và xây dựng tương lai, mà còn thể hiện sự công nhận, cảm thông và đánh giá cao vai trò của họ trong sự phát triển của xã hội.
Thông tin mang tính chất tham khảo.
Ở nước ta, ngày Nhà giáo Việt Nam là ngày 20 tháng 11 hàng năm. Ngày này được tổ chức để tưởng nhớ và tri ân công lao của các nhà giáo, đồng thời tôn vinh nghề nghiệp giáo viên tại Việt Nam.
Vào ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định 167-HĐBT năm 1982 thiết lập ngày 20/11 hàng năm là ngày lễ mang tên "Ngày nhà giáo Việt Nam".
Căn cứ tại Điều 69 Luật Giáo dục 2019 và Điều 70 Luật Giáo dục 2019 thì nhà giáo có các nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Nhiệm vụ của nhà giáo
+ Giảng dạy, giáo dục theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục.
+ Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, điều lệ nhà trường, quy tắc ứng xử của nhà giáo.
+ Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng, đối xử công bằng với người học; bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.
+ Học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học.
- Quyền của nhà giáo
+ Được giảng dạy theo chuyên môn đào tạo.
+ Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
+ Được hợp đồng thỉnh giảng, nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục khác hoặc cơ sở nghiên cứu khoa học.
+ Được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể.
+ Được nghỉ hè theo quy định của Chính phủ và các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật.
Ngày Nhà giáo thế giới có tên tiếng anh là gì? Phụ cấp thâm niên nhà giáo hiện nay là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Đối tượng nào được hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo?
Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 77/2021/NĐ-CP thì đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo là nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập và các học viện, trường, trung tâm làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục công lập), bao gồm:
- Nhà giáo gồm viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo (mang mã số có các ký tự đầu là V.07) và viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp (mang mã số có các ký tự đầu là V.09) thuộc danh sách trả lương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập được Nhà nước cấp kinh phí hoạt động (bao gồm nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật) (1).
- Nhà giáo thuộc danh sách trả lương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đang giảng dạy, hướng dẫn thực hành, thí nghiệm tại các tàu huấn luyện, xưởng trường, trạm, trại, trung tâm thực hành, phòng thí nghiệm, phòng bộ môn của cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học công lập (2).
Lưu ý: Các đối tượng không thuộc (1) và (2) mà giữ mã số có các ký tự đầu là V.07 và V.09 không thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo.
Mức phụ cấp thâm niên của nhà giáo hiện nay là bao nhiêu?
Theo Điều 4 Nghị định 77/2021/NĐ-CP quy định về mức phụ cấp thâm niên nhà giáo như sau:
Mức phụ cấp thâm niên
1. Nhà giáo tham gia giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 5 năm (60 tháng) được tính hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.
2. Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
3. Cách tính mức tiền phụ cấp thâm niên hàng tháng:
Như vậy, mức phụ cấp thâm niên nhà giáo hiện nay đối với nhà giáo tham gia giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 5 năm (60 tháng) là 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.
Bên cạnh đó, thì mức tính tiền phụ cấp thâm niên hằng tháng như sau:
Căn cứ 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở như sau:
Mức lương cơ sở
1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng.
...
Theo đó, từ ngày 01/7/2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?