Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 phụ huynh học sinh có được tặng quà cho giáo viên? Giáo viên có được nhận quà của phụ huynh học sinh?
Vào Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, phụ huynh học sinh có được tặng quà cho giáo viên hay không?
Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu được quy định tại Điều 194 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
Quyền định đoạt của chủ sở hữu
Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản.
...
Theo đó, chủ sở hữu có quyền tặng cho quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản.
Việc phụ huynh học sinh tặng quà cho giáo viên vài Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 đã làm phát sinh một giao dịch dân sự theo Điều 116 Bộ luật Dân sự 2015 cho nên việc tặng quà cho giáo viên phải bảo đảm các điều kiện được quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
- Phụ huynh học sinh có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với việc tặng quà.
- Việc tặng quà cho giáo viên là hoàn toàn tự nguyện.
- Mục đích của việc tặng quà cho giáo viên không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Như vậy, phụ huynh học sinh có quyền tặng quà cho giáo viên vào Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 nếu đáp ứng các điều kiện đã nêu.
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 (Hình từ Internet)
Giáo viên có được nhận quà của phụ huynh học sinh nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11?
Việc tặng quà và nhận quà tặng được quy định tại Điều 22 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 như sau:
Tặng quà và nhận quà tặng
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn không được sử dụng tài chính công, tài sản công làm quà tặng, trừ trường hợp tặng quà vì mục đích từ thiện, đối ngoại và trong trường hợp cần thiết khác theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn không được trực tiếp hoặc gián tiếp nhận quà tặng dưới mọi hình thức của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn không được trực tiếp hoặc gián tiếp nhận quà tặng dưới mọi hình thức của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình.
Ở đây có thể xác định giáo viên là người có chức vụ quyền hạn và phụ huynh học sinh là người có liên quan đến công việc giảng dạy, các công việc khác thuộc phạm vi quản lý của giáo viên.
Như vậy, phụ huynh học sinh có quyền tặng quà cho giáo viên nhưng giáo viên không được phép nhận quà của phụ huynh học sinh liên quan trực tiếp tới công tác mà bản thân đang thực hiện nhiệm vụ, công tác vào Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Phụ huynh và học sinh nên lựa chọn những hình thức khác để bày tỏ lòng biết ơn đối với giáo viên như tặng hoa, viết thiệp chúc mừng, tham gia các hoạt động kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam hay gửi lời chúc mừng, lời cảm ơn chân thành đến giáo viên.
Có tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 cho giáo viên hay không?
Việc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt nam 20/11 được quy định tại Điều 9 Nghị định 111/2018/NĐ-CP như sau:
Tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống
1. Năm tròn
a) Bộ, ngành, cấp tỉnh tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm, trong đó xác định về thời gian, địa điểm, chương trình, thành phần của lễ kỷ niệm;
b) Phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm:
- Bộ trưởng, người đứng đầu ngành cơ quan trung ương phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của bộ, ngành;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của cấp tỉnh và tại địa phương.
c) Người đứng đầu bộ, ngành, cấp tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống theo kế hoạch đã được phê duyệt và chịu trách nhiệm về việc tổ chức lễ kỷ niệm bảo đảm trang trọng, thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm.
2. Năm khác: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, thi đua, hội thảo, tọa đàm và các hoạt động thiết thực khác kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống. Không tổ chức lễ kỷ niệm.
3. Kinh phí tổ chức ngày thành lập, ngày truyền thống được cân đối bố trí trong dự toán chi thường xuyên hằng năm của các cơ quan, địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
Theo quy định trên, lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam chỉ được tổ chức vào những năm tròn (những năm có chữ số cuối cùng là số 0) còn đối với những năm khác không tổ chức lễ kỷ niệm nhưng thay vào đó có thể tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, thi đua, hội thảo, tọa đàm và các hoạt động thiết thực khác để kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?