Ngày rằm tháng 7 là ngày bao nhiêu Dương lịch? Con cái có nghĩa vụ gì trong ngày rằm tháng 7 này?
Ngày rằm tháng 7 là ngày bao nhiêu Dương lịch? Con cái có nghĩa vụ gì trong ngày rằm tháng 7 này?
Rằm tháng 7 rơi vào ngày 15/7 Âm lịch và ngày 18/8 Dương lịch.
Rằm tháng 7 còn được biết đến với tên khác là Lễ Vu Lan. Đây là một ngày lễ quan trọng của Phật giao và tín ngưỡng của người Việt Nam.
Ngoài ra, với người theo đạo Phật, tháng 7 âm lịch cũng được biết đến là tháng Vu lan - ngày lễ báo hiếu, nhấn mạnh lòng hiếu thảo và tưởng nhớ đến công ơn của cha mẹ, tổ tiên.
Lưu ý: Trên đây chỉ là nội dung tham khảo.
Căn cứ theo Điều 70 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì con cái phải có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.
Ngoài ra, con cái còn sẽ có những quyền và nghĩa vụ khác như sau:
- Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.
Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc.
+ Con chưa thành niên tham gia công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi và không trái với quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mình. Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình.
- Được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản của gia đình.
Những việc nên làm vào ngày rằm tháng 7 âm lịch? Con cái có nghĩa vụ gì trong ngày rằm tháng 7? (Hình từ Internet)
Người đốt vàng mã không đúng nơi quy định vào ngày rằm tháng 7 sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Người đốt vàng mã không đúng nơi quy định vào ngày rằm tháng 7 sẽ bị phạt bao nhiêu tiền, căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định:
Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định;
b) Nói tục, chửi thề, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội;
c) Mặc trang phục không lịch sự hoặc không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam.
...
Như vậy, người đốt vàng mã không đúng nơi quy định vào ngày rằm tháng 7 sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.
Trưởng đồn Công an có quyền xử phạt người đốt vàng mã trong không đúng nơi quy định vào ngày rằm tháng 7 không?
Trưởng đồn Công an có quyền xử phạt người đốt vàng mã trong không đúng nơi quy định vào ngày rằm tháng 7 không, căn cứ theo khoản 2 Điều 71 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 24 Điều 4 Nghị định 129/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này.
2. Công an nhân dân xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III, trừ những hành vi quy định tại điểm a khoản 4 Điều 6; điểm c khoản 3, điểm g khoản 4, các điểm b, c và d khoản 5 Điều 17; điểm b khoản 6 Điều 18; khoản 2, điểm b và điểm c khoản 5, điểm b khoản 6 Điều 20; khoản 5 Điều 34; điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều 50; điểm a và điểm c khoản 3, khoản 4 Điều 51; điểm a và điểm b khoản 2, khoản 4 Điều 52; điểm a và điểm c khoản 2 Điều 54; khoản 1 và khoản 2 Điều 55; khoản 1 Điều 57; khoản 1 Điều 58; khoản 1 và khoản 2 Điều 59; Điều 60; khoản 1 Điều 61 Nghị định này.
...
Căn cứ theo khoản 3 Điều 66 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 19 Điều 4 Nghị định 129/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền của Công an nhân dân
...
3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất, Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đội trưởng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 5.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Theo phân định thẩm quyền thì Trưởng đồn Công an sẽ có thẩm quyền phạt tiền đến 2.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm về tổ chức lễ hội.
Như vậy, Trưởng đồn Công an sẽ có thẩm quyền xử phạt người đốt vàng mã trong không đúng nơi quy định vào ngày rằm tháng 7.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN?
- Sĩ quan sử dụng máy tính quân sự để kết nối vào mạng Internet làm lộ lọt thông tin thì xử lý như thế nào?
- Chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking từ 1 1 2025 theo Thông tư 50 2024?
- Lời cảm ơn cuối năm dành cho khách hàng, đối tác ngắn gọn, ý nghĩa? Để đạt được sự thỏa mãn của khách hàng, trước tiên cần làm gì?
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?