Ngày thất tịch có nên ăn chè đậu đỏ không? Ngày thất tịch người lao động được nghỉ làm hưởng lương khi nào?
Ngày thất tịch có nên ăn chè đậu đỏ không? Ngày thất tịch người lao động được nghỉ làm hưởng lương khi nào?
>>> Xem thêm: Nâng giá chè đậu đỏ vào ngày Thất tịch bị phạt bao nhiêu tiền?
Chè đậu đỏ hay súp đậu đỏ là một món ăn khá phổ biến tại khu vực Đông Á. Món ăn này thường được ăn lạnh vào mùa hè và ăn nóng vào mùa đông.
Ngày thất tịch có nên ăn chè đậu đỏ không thì theo tương truyền vào ngày Thất tịch mùng 7 tháng 7 Âm lịch việc ăn chè đậu đỏ mang lại nhiều may mắn, hạnh phúc cho các đôi lứa yêu nhau bởi màu đỏ tượng trưng cho sự tốt lành, may mắn và hạnh phúc. Ngoài ra, người cô đơn ăn chè đậu đỏ vào ngày này sẽ sớm tìm được ý trung nhân.
Theo lịch Vạn niên 2024 thì ngày 7 tháng 7 âm lịch lễ Thất tịch năm nay rơi vào ngày 10 tháng 8 năm 2024 và trúng thứ 7.
* Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Đồng thời, căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về những ngày lễ, tết mà người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau:
- Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
- Tết Âm lịch: 05 ngày;
- Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
- Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Như vậy, người lao động nghỉ làm vào ngày 7 tháng 7 âm lịch lễ Thất tịch năm nay (ngày 10 tháng 8 năm 2024) sẽ không thuộc các ngày lễ, tết nghỉ làm việc có được hưởng lương nêu trên.
Tuy nhiên, người lao động có thể xin nghỉ phép hưởng lương theo diện phép năm vào ngày này. Hoặc nghỉ việc riêng có hưởng lương theo quy định tại khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 gồm:
- Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
- Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
Lưu ý: Người lao động khi nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương thuộc các trường hợp trên thì cần phải thông báo với người sử dụng lao động.
Chè đậu đỏ là gì? Ăn chè đậu đỏ ngày thất tịch có ý nghĩa gì? Ngày thất tịch người lao động có được nghỉ làm hưởng lương không? (Hình từ Internet)
Bán chè đậu đỏ gây ngộ độc thực phẩm bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 22 Nghị định 115/2018/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm đ khoản 12 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP) quy định như sau:
Vi phạm quy định khác về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, cung cấp thực phẩm
...
6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nhập khẩu, sản xuất, chế biến, cung cấp, bán thực phẩm gây ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của từ 01 người đến 04 người mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự
b) Nhập khẩu, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà có sử dụng chất, hóa chất, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trị giá dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính dưới 5.000.000 đồng;
c) Nhập khẩu, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà có sử dụng chất, hóa chất, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trị giá dưới 50.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính dưới 20.000.000 đồng.
Căn cứ theo khoản 8 Điều 22 Nghị định 115/2018/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm e khoản 12 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP) quy định như sau:
Vi phạm quy định khác về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, cung cấp thực phẩm
...
8. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nhập khẩu, sản xuất, chế biến, cung cấp, bán thực phẩm gây ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của từ 05 người trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Nhập khẩu, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà có sử dụng chất, hóa chất phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trị giá từ 10.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính trên 5.000.000 đồng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Nhập khẩu, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà có sử dụng chất, hóa chất phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trị giá từ 50.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính trên 20.000.000 đồng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Như vậy, đối hành vi bán chè đậu đỏ gây ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của từ 01 người đến 04 người mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt hành chính từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Hành vi bán chè đậu đỏ gây ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của từ 05 người trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt hành chính trên là mức phạt đối với cá nhân, mức phạt đối với tổ chức là gấp đôi. (Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 115/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP).
Ngày 7 tháng 7 âm lịch lễ Thất tịch có phải là ngày lễ lớn của Việt Nam không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về các ngày lễ lớn của Việt Nam như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo đó, ngày 7 tháng 7 âm lịch lễ Thất tịch không thuộc một trong những ngày lễ lớn của Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin không được sử dụng thông tin nào trên môi trường mạng?
- Mẫu biên bản bàn giao công nợ mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word biên bản bàn giao công nợ ở đâu?
- Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng?
- Mẫu biên bản ký kết thi đua dùng cho Chi bộ? Sinh hoạt chi bộ thường kỳ gồm có những nội dung gì?
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?