Ngày thế giới phòng chống AIDS là ngày nào? Phòng chống HIV/AIDS được thực hiện theo nguyên tắc nào?
AIDS là gì? Ngày thế giới phòng chống AIDS là ngày nào?
Theo khoản 2 Điều 2 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người 2006 quy định:
AIDS là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Acquired Immune Deficiency Syndrome" là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do HIV gây ra, thường được biểu hiện thông qua các nhiễm trùng cơ hội, các ung thư và có thể dẫn đến tử vong.
Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS (World AIDS Day) đầu tiên diễn ra vào ngày 1 tháng 12 năm 1988. Đây là ngày đặc biệt được diễn ra vào ngày 1 tháng 12 hàng năm. Mục đích của ngày này là nhằm nâng cao nhận thức của mọi người trong cộng đồng về căn bệnh AIDS và tưởng nhớ các nạn nhân đã chết vì căn bệnh này.
Thực tế cho thấy các bệnh xã hội nói chung và AIDS nói riêng đã trở thành một trong các dịch bệnh phá hoại lớn nhất trong lịch sử. Cho đến nay chúng ta vẫn đang tập trung nghiên cứu nhằm tìm ra loại vắc xin, thuốc đặc hiệu để tiêu diệt HIV.
AIDS là gì? Ngày thế giới phòng chống AIDS là ngày nào? Trách nhiệm trong phòng chống HIV/AIDS? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc phòng chống HIV/AIDS là gì? Trách nhiệm trong phòng chống HIV/AIDS?
Căn cứ theo Điều 3 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người năm 2006 như sau:
(1) Kết hợp các biện pháp xã hội và biện pháp chuyên môn kỹ thuật y tế trong phòng chống HIV/AIDS trên nguyên tắc lấy phòng ngừa là chính, trong đó thông tin, giáo dục, truyền thông nhằm thay đổi hành vi là biện pháp chủ yếu.
(2) Thực hiện việc phối hợp liên ngành và huy động xã hội trong phòng chống HIV/AIDS; lồng ghép các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong các chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
(3) Kết hợp chặt chẽ phòng, chống HIV/AIDS với phòng, chống ma tuý, mại dâm, chú trọng triển khai các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV.
(4) Không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và thành viên gia đình họ; tạo điều kiện để người nhiễm HIV và thành viên gia đình họ tham gia các hoạt động xã hội, đặc biệt là các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
Theo Điều 6 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người 2006 quy định Chính sách của Nhà nước về phòng, chống HIV/AIDS như sau:
(1) Khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hợp tác, giúp đỡ dưới mọi hình thức trong phòng, chống HIV/AIDS; phát triển các mô hình tự chăm sóc của người nhiễm HIV.
(2) Hỗ trợ sản xuất thuốc kháng HIV trong nước; thực hiện các biện pháp giảm giá thuốc kháng HIV.
(3) Khuyến khích doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị vũ trang nhân dân tổ chức đào tạo và tuyển dụng người nhiễm HIV và thành viên gia đình họ vào làm việc hoặc đầu tư nguồn lực vào phòng, chống HIV/AIDS.
(4) Huy động sự tham gia của toàn xã hội, sự đóng góp về tài chính, kỹ thuật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trong phòng, chống HIV/AIDS.
(5) Huy động và điều phối các nguồn lực cho phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và tình hình dịch HIV/AIDS của đất nước trong từng giai đoạn.
(6. Hỗ trợ nghiên cứu khoa học, trao đổi và đào tạo chuyên gia, chuyển giao kỹ thuật trong phòng, chống HIV/AIDS.
(7) Hỗ trợ phòng, chống lây nhiễm HIV từ mẹ sang con, nuôi dưỡng trẻ em dưới 6 tháng tuổi sinh ra từ người mẹ nhiễm HIV bằng sữa thay thế và bệnh nhân AIDS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
(8) Điều trị, chăm sóc và hỗ trợ người nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
Quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV/AIDS theo quy định pháp luật?
Theo Điều 4 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người 2006 (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) sửa đổi 2020), quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV được quy định như sau:
(1) Người nhiễm HIV có các quyền sau đây:
- Sống hòa nhập với cộng đồng và xã hội;
- Được điều trị và chăm sóc sức khỏe;
- Học văn hóa, học nghề, làm việc;
- Được giữ bí mật riêng tư liên quan đến HIV/AIDS;
- Từ chối khám bệnh, chữa bệnh khi đang điều trị bệnh AIDS trong giai đoạn cuối;
- Các quyền khác theo quy định của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
(2) Người nhiễm HIV có các nghĩa vụ sau đây:
- Thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm HIV sang người khác;
- Thông báo kịp thời kết quả xét nghiệm HIV dương tính của mình cho vợ, chồng, người dự định kết hôn, người chung sống như vợ chồng với mình;
- Thực hiện các quy định về điều trị khi tham gia điều trị bằng thuốc kháng HIV;
- Các nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?