Ngày thứ 2 Thi tốt nghiệp THPT có được đem Atlat Địa lí Việt Nam vào phòng thi hay không? Môn địa lý sẽ làm bài trong bao lâu?
Ngày thứ 2 Thi tốt nghiệp THPT có được đem Atlat Địa lí Việt Nam vào phòng thi hay không?
Theo lịch thi tại Điều 4 Công văn 1277/BGDĐT-QLCL năm 2024 thì môn tổ hợp KHXH trong đó bao gồm những môn như: Địa lý; Lịch sử; Giáo dục công dân.
Bên cạnh đó, căn cứ theo điểm b khoản 4 Điều 14 Quy chế thi tốt nghiệp THPT ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT, được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 02/2024/TT-BGDĐT quy định:
Trách nhiệm của thí sinh
...
4. Phải tuân thủ các quy định sau đây trong phòng thi:
a) Trình Thẻ dự thi cho CBCT; ngồi đúng vị trí có ghi số báo danh của mình;
b) Để phục vụ quá trình làm bài thi, thí sinh được mang vào phòng thi, gồm: Bút viết; thước kẻ; bút chì; tẩy chì; êke; thước vẽ đồ thị; dụng cụ vẽ hình; máy tính cầm tay không có chức năng soạn thảo văn bản và không có thẻ nhớ; Atlat Địa lí Việt Nam được biên soạn theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006 (không có đánh dấu hoặc viết thêm bất cứ nội dung nào khác);
Cấm mang vào phòng thi: Giấy than, bút xóa, đồ uống có cồn; vũ khí và chất gây nổ, gây cháy; tài liệu, thiết bị truyền tin (thu, phát sóng thông tin, ghi âm, ghi hình) hoặc chứa thông tin để gian lận trong quá trình làm bài thi;
c) Trước khi làm bài thi, thí sinh phải ghi đầy đủ số báo danh và thông tin của mình vào đề thi, giấy thi, Phiếu TLTN, giấy nháp. Khi nhận đề thi, phải kiểm tra kỹ số trang và chất lượng các trang in; nếu phát hiện thấy đề thi thiếu trang hoặc rách, hỏng, nhòe, mờ phải báo cáo ngay với CBCT trong phòng thi, chậm nhất 05 (năm) phút từ thời điểm bắt đầu tính giờ làm bài;
d) Trong thời gian ở phòng thi phải giữ trật tự; báo cáo ngay cho CBCT khi người khác chép bài của mình hoặc cố ý can thiệp vào bài của mình; không được trao đổi, bàn bạc, chép bài của người khác, cho người khác chép bài, sử dụng tài liệu trái quy định để làm bài thi hoặc có những cử chỉ, hành động gian lận; nếu muốn có ý kiến thí sinh phải giơ tay xin phép CBCT, sau khi được phép, thí sinh đứng trình bày công khai ý kiến của mình. Không được đánh dấu hoặc làm ký hiệu riêng, không được viết bằng bút chì, trừ tô các ô trên Phiếu TLTN; chỉ được viết bằng một màu mực (không được dùng mực màu đỏ);
đ) Không được rời khỏi phòng thi cho đến khi hết thời gian làm bài thi trắc nghiệm; đối với buổi thi môn tự luận, thí sinh có thể được ra khỏi phòng thi và khu vực thi sau khi hết 2/3 (hai phần ba) thời gian làm bài của buổi thi, phải nộp bài thi kèm theo đề thi, giấy nháp trước khi ra khỏi phòng thi. Trong trường hợp cần thiết, chỉ được ra khỏi phòng thi khi được phép của CBCT và phải chịu sự giám sát của cán bộ giám sát. Việc ra khỏi phòng thi, khu vực thi của thí sinh trong trường hợp cần cấp cứu phải có sự giám sát của công an cùng cán bộ giám sát cho tới khi hết giờ làm bài của buổi thi và do Trưởng Điểm thi quyết định;
e) Khi có hiệu lệnh hết giờ làm bài, phải ngừng làm bài ngay, bảo quản nguyên vẹn bài thi. Khi nộp bài thi tự luận, phải ghi rõ số tờ giấy thi đã nộp và ký xác nhận vào Phiếu thu bài thi; thí sinh không làm được bài cũng phải nộp tờ giấy thi (đối với bài thi tự luận), Phiếu TLTN (đối với bài thi trắc nghiệm).
Theo đó, về trách nhiệm của thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT được phép mang Atlat Địa lí Việt Nam được biên soạn theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006 vào phòng thi để phục vụ quá trình làm bài thi.
Tuy nhiên cần lưu ý trong sách (không có đánh dấu hoặc viết thêm bất cứ nội dung nào khác).
>>> Xem thêm Tổng hợp lỗi vi phạm khi thi tốt nghiệp THPT có thể khiến thí sinh bị đình chỉ thi cần lưu ý?
>>> Xem thêm Thi tốt nghiệp THPT có môn bị dưới 1 điểm thì có xem là bị 'điểm liệt' hay chưa?
Ngày thứ 2 Thi tốt nghiệp THPT có được đem Atlat Địa lí Việt Nam vào phòng thi hay không? Môn địa lý sẽ làm bài trong bao lâu? (Hình từ Internet)
Ngày thứ 2 kỳ thi tốt nghiệp THPT môn địa lý sẽ làm bài trong bao lâu?
Theo khoản 1 Điều 4 Quy chế thi tốt nghiệp THPT ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDDT quy định:
Ngày thi, lịch thi, nội dung thi, hình thức thi và thời gian làm bài thi/môn thi
1. Ngày thi, lịch thi: Được quy định trong hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT hằng năm của Bộ GDĐT.
...
Theo đó, Ngày thi, lịch thi: Được quy định trong hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT hằng năm của Bộ GDĐT.
Dẫn đến Điều 4 Công văn 1277/BGDĐT-QLCL năm 2024 hướng dẫn tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành có hướng dẫn chi tiết về lịch thi như sau:
Như vậy, vào ngày 28/06/2024 (Ngày thi thứ 2):
Buổi sáng sẽ thi bài thi KHTN (khoa học tự nhiên bao gồm môn Vật lý; Hóa học; Sinh học)
Buổi sáng sẽ thi bài thi KHXH (khoa học xã hội bao gồm môn Lịch sử; Địa lý; Giáo dục công dân) với thời gian của từng môn sẽ là 50 phút/môn.
Buổi chiều sẽ thi môn ngoại ngữ (Tiếng Anh)
Như vậy, ngày thứ 2 kỳ thi tốt nghiệp THPT môn địa lý sẽ có thời gian làm bài 50 phút, cho nên các sĩ tử cần lưu ý để phân bổ thời gian làm sao cho hợp lý nhất.
Sau khi tốt nghiệp THPT thí sinh phát hiện có câu bị chấm sai thì có quyền phúc khảo hay không? Phúc khảo ở đâu?
Căn cứ tại Điều 33 Quy chế thi tốt nghiệp THPT ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDDT có quy định như sau:
Phúc khảo bài thi
1. Mọi thí sinh đều có quyền được phúc khảo bài thi; thí sinh nộp đơn phúc khảo tại nơi ĐKDT.
2. Nơi thí sinh ĐKDT nhận đơn phúc khảo của thí sinh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày công bố điểm thi và chuyển dữ liệu thí sinh có đơn phúc khảo bài thi đến Hội đồng thi. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết hạn nhận đơn phúc khảo, Hội đồng thi phải công bố và thông báo kết quả phúc khảo cho thí sinh.
...
Theo đó, mọi thí sinh đều có quyền được phúc khảo bài thi, thí sinh nộp đơn phúc khảo tại nơi đăng ký dự thi.
Như vậy, chiếu theo quy định thì bất cứ môn thi nào nếu sau khi thi tốt nghiệp THPT trong quá trình kiểm tra kết quả phát hiện có câu bị chấm sai thì đều có quyền phúc khảo.
Thí sinh nộp đơn phúc khảo tại nơi đăng ký dự thi.
Nơi thí sinh đăng ký dự thi nhận đơn phúc khảo của thí sinh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày công bố điểm thi và chuyển dữ liệu thí sinh có đơn phúc khảo bài thi đến Hội đồng thi.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết hạn nhận đơn phúc khảo, Hội đồng thi phải công bố và thông báo kết quả phúc khảo cho thí sinh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?