Ngày toàn dân phòng chống mua bán người 30/7 có nguồn gốc và ý nghĩa ra sao? Ngày toàn dân phòng chống mua bán người có phải ngày nghỉ lễ không?

Nguồn gốc và ý nghĩa Ngày toàn dân phòng chống mua bán người 30/7? Ngày toàn dân phòng chống mua bán người 30/7 thuộc một trong những ngày nghỉ của người lao động không? Việc thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng chống mua bán người được thực hiện với các hình thức nào?

Ngày toàn dân phòng chống mua bán người 30/7 có nguồn gốc và ý nghĩa ra sao?

Ngày 10/05/2016. Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 793/QĐ-TTg năm 2016, trong đó nêu rõ lấy ngày 30/7 hàng năm là “Ngày toàn dân phòng chống mua bán người”.

Bộ Công an - Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ hằng năm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức “Ngày toàn dân phòng chống mua bán người 30/7” nhằm:

- Tăng cường các hoạt động phòng, chống mua bán người bảo đảm thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm;

- Vận động toàn dân tham gia và động viên, khen thưởng kịp thời tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống mua bán người.

Nguồn gốc và ý nghĩa Ngày toàn dân phòng chống mua bán người 30/7?

Nguồn gốc và ý nghĩa Ngày toàn dân phòng chống mua bán người 30/7? (Hình từ Internet)

Ngày toàn dân phòng chống mua bán người 30/7 thuộc một trong những ngày nghỉ của người lao động không?

Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về các ngày nghỉ lễ của người lao động như sau:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Theo quy định vừa nêu trên thì Ngày toàn dân phòng chống mua bán người 30/7 không phải một trong các ngày nghỉ lễ của người lao động.

Lưu ý: Trường hợp Ngày toàn dân phòng chống mua bán người 30/7 trùng với ngày nghỉ hàng tuần của người lao động thì người lao động được nghỉ ngày này (theo Điều 111 Bộ luật Lao động 2019).

Việc thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng chống mua bán người được thực hiện với các hình thức nào?

Căn cứ Điều 7 Luật Phòng, chống mua bán người 2011 thì việc thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống mua bán người nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và cộng đồng trong phòng, chống mua bán người; đề cao cảnh giác, tích cực tham gia phòng, chống mua bán người.

Có thể thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng chống mua bán người được thực hiện với các hình thức sau:

(1) Gặp gỡ, nói chuyện trực tiếp;

(2) Cung cấp tài liệu;

(3) Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng;

(4) Thông qua hoạt động tại các cơ sở giáo dục;

(5) Thông qua hoạt động văn học, nghệ thuật, sinh hoạt cộng đồng và các loại hình văn hóa khác;

(6) Các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật.

Nội dung thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng chống mua bán người bao gồm:

(1) Chính sách, pháp luật về phòng, chống mua bán người;

(2) Thủ đoạn và tác hại của các hành vi quy định tại Điều 3 Luật Phòng, chống mua bán người 2011. Cụ thể:

- Mua bán người theo quy định tại Bộ luật Hình sự hiện hành.

- Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.

- Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác hoặc để thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Luật Phòng, chống mua bán người 2011.

- Cưỡng bức người khác thực hiện một trong các hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 3 Luật Phòng, chống mua bán người 2011.

- Môi giới để người khác thực hiện một trong các hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 3 Luật Phòng, chống mua bán người 2011.

- Trả thù, đe dọa trả thù nạn nhân, người làm chứng, người tố giác, người tố cáo, người thân thích của họ hoặc người ngăn chặn hành vi quy định tại Điều 3 Luật Phòng, chống mua bán người 2011.

- Lợi dụng hoạt động phòng, chống mua bán người để trục lợi, thực hiện các hành vi trái pháp luật.

- Cản trở việc tố giác, tố cáo, khai báo và xử lý hành vi quy định tại Điều này.

- Kỳ thị, phân biệt đối xử với nạn nhân.

- Tiết lộ thông tin về nạn nhân khi chưa có sự đồng ý của họ hoặc người đại diện hợp pháp của nạn nhân.

- Giả mạo là nạn nhân.

- Hành vi khác vi phạm các quy định của Luật Phòng, chống mua bán người 2011.

(3) Kỹ năng ứng xử trong trường hợp có nghi ngờ về việc mua bán người;

(4) Biện pháp, kinh nghiệm phòng, chống mua bán người;

(5) Trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống mua bán người;

(6) Chống kỳ thị, phân biệt đối xử với nạn nhân;

(7) Các nội dung khác có liên quan đến phòng, chống mua bán người.

Lưu ý: Công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục cần được tăng cường đối với phụ nữ, thanh niên, thiến niên, nhi đồng, học sinh, sinh viên và những người cư trú tại khu vực biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và những địa bàn xảy ra nhiều vụ việc mua bán người.

Ngày toàn dân phòng chống mua bán người
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ngày toàn dân phòng chống mua bán người 30/7 có nguồn gốc và ý nghĩa ra sao? Ngày toàn dân phòng chống mua bán người có phải ngày nghỉ lễ không?
Pháp luật
Ngày 30 tháng 7 là ngày gì? Ngày 30 tháng 7 là thứ mấy? Có gì đặc biệt ngày 30 tháng 7 năm 2024 hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngày toàn dân phòng chống mua bán người
982 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngày toàn dân phòng chống mua bán người

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ngày toàn dân phòng chống mua bán người

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào