Ngày truyền thống Công an nhân dân được ấn định từ khi nào? Chiến sĩ Công an nhân dân được hưởng những chế độ phụ cấp, trợ cấp gì?
Ngày truyền thống Công an nhân dân được ấn định từ khi nào?
Ngày 12/12/2005, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký Lệnh số 30/2005/L-CTN công bố Luật Công an nhân dân 2005 (đã hết hiệu lực), trong đó quy định ngày 19 tháng 8 hằng năm là Ngày truyền thống Công an nhân dân và là Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Theo đó, tại Điều 6 Luật Công an nhân dân 2018 cũng có quy định về ngày truyền thống Công an nhân dân.
Ngày truyền thống của Công an nhân dân (Hình từ Internet)
Ngày truyền thống Công an nhân dân có được xem là một ngày lễ lớn hay không?
Theo Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về các ngày lễ lớn như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo đó, ngày 19 tháng 9 chính là một ngày quan trọng đã đánh dấu sự thành công của cách mạng Việt Nam ta, đưa đất nước thoát khỏi những áp bức bóc lột nặng nề, xé tan xiềng xích nô lệ gần 100 năm của bọn thực dân Pháp, mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc ta.
Đây cũng chính là một ngày để tưởng nhớ và đề cao sự biết ơn, trân trọng lực lượng công an nhân dân ta luôn giữ một vai trò là nòng cốt cho các cuộc chiến. Là lực lượng xung phong đi đầu trong sự nghiệp bảo vệ đất nước và nhiệm vụ bảo vệ an ninh, giữ gìn trật tự cho đất nước.
Tuy nhiên, ngày truyền thống Công an nhân dân không được xác định là một ngày lễ lớn của đất nước.
Chiến sĩ Công an nhân dân được hưởng những loại chế độ phụ cấp, trợ cấp nào?
Theo khoản 4 Điều 9 Nghị định 49/2019/NĐ-CP quy định về chế độ tiền lương đối với công nhân công an nhân dân như sau:
Chế độ tiền lương đối với công nhân công an
...
4. Công nhân công an được hưởng các loại phụ cấp, trợ cấp bao gồm:
a) Phụ cấp thâm niên vượt khung;
b) Phụ cấp khu vực;
c) Phụ cấp đặc biệt;
d) Phụ cấp độc hại, nguy hiểm;
đ) Phụ cấp trách nhiệm công việc;
Điều kiện, thời gian và mức hưởng của các loại phụ cấp tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này được thực hiện như quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
e) Phụ cấp công vụ:
- Áp dụng đối với công nhân công an hưởng lương từ ngân sách nhà nước;
- Điều kiện, thời gian và mức hưởng phụ cấp công vụ được thực hiện như quy định tại Nghị định số 34/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về chế độ phụ cấp công vụ.
g) Phụ cấp, trợ cấp công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn:
Điều kiện, thời gian và mức hưởng được thực hiện như quy định tại Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
5. Nguồn kinh phí thực hiện
a) Đối với đơn vị dự toán do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
b) Đối với các doanh nghiệp được tính vào các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp.
6. Công nhân công an áp dụng bảng lương quy định tại Nghị định này không được hưởng phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh quy định tại điểm đ khoản 8 Điều 6 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Theo đó, chiến sĩ công nhân công an được hưởng các chế độ phụ cấp, trợ cấp bao gồm:
- Phụ cấp thâm niên vượt khung;
- Phụ cấp khu vực;
- Phụ cấp đặc biệt;
- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm;
- Phụ cấp trách nhiệm công việc;
Điều kiện, thời gian và mức hưởng của các loại phụ cấp trên đây được thực hiện như quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
- Phụ cấp công vụ:
+ Áp dụng đối với công nhân công an hưởng lương từ ngân sách nhà nước;
+ Điều kiện, thời gian và mức hưởng phụ cấp công vụ được thực hiện như quy định tại Nghị định 34/2012/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ phụ cấp công vụ.
- Phụ cấp, trợ cấp công tác ở vùng có điều kiện kinh tế và xã hội đặc biệt khó khăn:
Điều kiện, thời gian và mức hưởng được thực hiện như quy định tại Nghị định 76/2019/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp đồng dân sự trong giao dịch dân sự là gì? Thông tin trong giao kết hợp đồng dân sự phải được thể hiện như thế nào?
- Tranh chấp tiền lương có biên bản xác nhận công nợ hết thời hiệu hòa giải có khởi kiện được không?
- Văn hóa là gì? Hiện nay có mấy loại di sản văn hóa? 06 chính sách của Nhà nước về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa?
- Tổ chức công đoàn và cán bộ công đoàn chịu sự giám sát của ai? Quy trình giám sát tổ chức công đoàn?
- Người công nhiên chiếm đoạt tài sản gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác bị xử phạt bao nhiêu?