Ngày truyền thống Ngành Tư pháp là ngày mấy? Bộ Tư pháp có phải là cơ quan của Chính phủ không?
Ngày truyền thống Ngành Tư pháp là ngày mấy?
Theo Điều 1 Quyết định 715-TTg năm 1995 quy định về ngày truyền thống Ngành Tư pháp do Thủ tướng Chính phủ ban hành như sau:
Điều 1. Hàng năm lấy ngày 28-8 là "Ngày truyền thống của Ngành Tư pháp".
Như vậy, hàng năm lấy ngày 28 tháng 8 là "Ngày truyền thống Ngành Tư pháp".
Việc tổ chức ngày truyền thống ngành Tư pháp hàng năm phải bảo đảm tốt nội dung, yêu cầu nào?
Theo Điều 2 Quyết định 715-TTg năm 1995 quy định yêu cầu khi tổ chức ngày truyền thống Ngành Tư pháp như sau:
Điều 2. Việc tổ chức ngày truyền thống ngành Tư pháp hàng năm phải bảo đảm yêu cầu thiết thực, có hiệu quả, tiết kiệm, tránh hình thức nhằm thực hiện tốt nội dung, yêu cầu sau đây:
- Giáo dục truyền thống của ngành Tư pháp, động viên phong trào thi đua lao động, nâng cao kỷ luật, đạo đức cách mạng của cán bộ, công chức, viên chức trong ngành.
- Biểu dương khen thưởng bằng các hình thức thích hợp đối với các tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc xây dựng ngành, gương mẫu trong việc thực hiện các chủ trương, đường lối và pháp luật của Đảng và Nhà nước.
Như vậy, việc tổ chức ngày truyền thống ngành Tư pháp hàng năm phải bảo đảm yêu cầu thiết thực, có hiệu quả, tiết kiệm, tránh hình thức nhằm thực hiện tốt nội dung, yêu cầu sau đây:
- Giáo dục truyền thống của ngành Tư pháp, động viên phong trào thi đua lao động, nâng cao kỷ luật, đạo đức cách mạng của cán bộ, công chức, viên chức trong ngành.
- Biểu dương khen thưởng bằng các hình thức thích hợp đối với các tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc xây dựng ngành, gương mẫu trong việc thực hiện các chủ trương, đường lối và pháp luật của Đảng và Nhà nước.
Ngày truyền thống Ngành Tư pháp là ngày mấy? Bộ Tư pháp có phải là cơ quan của Chính phủ không? (Hình từ Internet)
Bộ Tư pháp có phải là cơ quan của Chính phủ không?
Theo Điều 1 Nghị định 98/2022/NĐ-CP quy định về chức năng và vị trí của Bộ Tư pháp như sau:
Vị trí và chức năng
Bộ Tư pháp là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Xây dựng và thi hành pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, bồi thường nhà nước, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý, công tác pháp chế; quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
Theo quy định nêu trên thì Bộ Tư pháp là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về:
- Xây dựng và thi hành pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
- Thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, bồi thường nhà nước, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý, công tác pháp chế;
- Quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp còn thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 2 Nghị định 98/2022/NĐ-CP như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
Bộ Tư pháp thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ; Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
1. Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định, nghị quyết của Chính phủ; quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm đã được phê duyệt và các dự án, đề án khác theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
2. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch phát triển dài hạn, 05 năm, hàng năm và các dự án quan trọng quốc gia; trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định, chỉ thị về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
3. Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
4. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án đã được phê duyệt thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
...
38. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?
- Thị trường liên quan được xác định trên cơ sở nào? Nguyên tắc xác định thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan?
- Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN?
- Sĩ quan sử dụng máy tính quân sự để kết nối vào mạng Internet làm lộ lọt thông tin thì xử lý như thế nào?
- Chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking từ 1 1 2025 theo Thông tư 50 2024?