Nghề kế toán là gì? Để hành nghề kế toán cá nhân cần trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết nào?
Nghề kế toán là gì?
Tại Điều 3 Luật Kế toán 2015 có định nghĩa về kế toán như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
6. Giá trị hợp lý là giá trị được xác định phù hợp với giá thị trường, có thể nhận được khi bán một tài sản hoặc chuyển nhượng một khoản nợ phải trả tại thời điểm xác định giá trị.
7. Hình thức kế toán là các mẫu sổ kế toán, trình tự, phương pháp ghi sổ và mối liên quan giữa các sổ kế toán.
8. Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.
9. Kế toán tài chính là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính bằng báo cáo tài chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của đơn vị kế toán.
10. Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán.
...
Theo quy định trên thì nghề kế toán là công việc chuyên thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động trong doanh nghiệp, tổ chức, từ đó cung cấp thông tin tài chính hữu ích cho việc đưa ra những quyết định về kinh tế - xã hội và đánh giá hiệu quả các hoạt động trong doanh nghiệp.
Để hành nghề kế toán cá nhân cần trang bị những kỹ năng cần thiết nào?
Theo quy định tại Điều 58 Luật Kế toán 2015 thì để đăng ký hành nghề kế toán thì cá nhân cần có có chứng chỉ kế toán viên hoặc chứng chỉ kiểm toán viên. Ngoài ra, còn cần đáp ứng các điều kiện sau:
(1) Có năng lực hành vi dân sự;
(2) Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán từ 36 tháng trở lên kể từ thời điểm tốt nghiệp đại học;
(3) Tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức theo quy định.
(4) Có đăng ký hành nghề kế toán với cơ quan có thẩm quyền.
Kế toán là một ngành nghề, một bộ phận quan trọng và không thể thiếu trong bất cứ công ty, doanh nghiệp hay tập đoàn nào.
Sau đây là một số thông tin kỹ năng cần trang bị mang tính chất tham khảo để cá nhân có thể đảm bảo làm tốt vị trí kế toán của mình:
- Khả năng tính toán: Kế toán là ngành học gắn liền với những con số và phép tính, do đó người hành nghề kế toán phải rèn luyện cho mình khả năng tính toán để đảm bảo sự chính xác trong công việc,
- Khả năng chịu áp lực công việc và biết quản lý thời gian: Áp lực công việc mà nhân viên kế toán phải đối mặt khá cao.
Tùy vào mỗi tính chất của từng công ty, doanh nghiệp mà số liệu cần tính toán sẽ khác nhau nhưng nhìn chung kế toán luôn phải làm việc với rất nhiều sổ liệu.
Do đó đề hành nghề kế toán, cá nhân phải có sức khỏe và tinh thần tốt. Song song với đó cũng cần phải biết cách sắp xếp công việc hợp lý để có thể hoàn thành công việc theo đúng tiến độ được giao.
- Kỹ năng tin học văn phòng và ngoại ngữ: Excel, Access hoặc một số hệ thống cao cấp như SAP, Navision, Oracle, Hyperion,... là những phần mềm kế toán thông dụng mà người hành nghề kế toán cần nắm.
Bên cạnh đó, cá nhân hành nghề cũng cần đầu tư về ngoại ngữ bởi đây là công cụ đắc lực giúp bạn giao tiếp và làm việc với các đối tác hay thành viên trong công ty là người nước ngoài.
Nghề kế toán là gì? Để hành nghề kế toán cá nhân cần trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết nào? (Hình từ Internet)
Để dự thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên, chứng chỉ kế toán viên cá nhân cần đáp ứng những điều kiện gì?
Theo Điều 4 Thông tư 91/2017/TT-BTC thì để dự thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên, chứng chỉ kế toán viên cá nhân cần đáp ứng những điều kiện sau
(1) Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
(2) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán;
Hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác với tổng số đơn vị học trình (hoặc tiết học) các môn học: Tài chính, Kế toán, Kiểm toán, Phân tích hoạt động tài chính, Thuế từ 7% trở lên trên tổng số học trình (hoặc tiết học) cả khóa học;
Hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác và có văn bằng, chứng chỉ hoàn thành các khoá học do Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán cấp bảo đảm các quy định tại Điều 9 Thông tư 91/2017/TT-BTC;
(3) Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán tối thiểu 36 tháng, được tính trong khoảng thời gian từ tháng tốt nghiệp ghi trên bằng tốt nghiệp đại học (hoặc sau đại học) đến thời điểm đăng ký dự thi.
Thời gian công tác thực tế về kiểm toán bao gồm thời gian làm trợ lý kiểm toán tại doanh nghiệp kiểm toán, thời gian làm kiểm toán nội bộ tại bộ phận kiểm toán nội bộ của đơn vị, thời gian làm kiểm toán tại cơ quan Kiểm toán Nhà nước;
(4) Nộp đầy đủ, đúng mẫu hồ sơ dự thi và chi phí dự thi theo quy định;
(5) Không thuộc các đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 52 Luật Kế toán 2015.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều lệ Đảng là gì? 06 nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ tại Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Sáp nhập các ban Đảng như thế nào? Phương án sắp xếp, sáp nhập các cơ quan Đảng Trung ương ra sao?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng là gì? 03 hình thức khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng?
- Queen never cry là gì? Đu trend Queen never cry (Nữ hoàng không bao giờ khóc) trên mạng xã hội cần lưu ý điều gì?
- Công điện 124/2024 tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai trong tháng cuối năm 2024 thế nào?