Nghệ nhân ưu tú có hoàn cảnh khó khăn chấp hành án phạt tù thì bị thôi hưởng trợ cấp hay tạm dừng hưởng trợ cấp sinh hoạt hàng tháng?
- Nghệ nhân ưu tú có hoàn cảnh khó khăn chấp hành án phạt tù thì bị thôi hưởng trợ cấp hay tạm dừng hưởng trợ cấp sinh hoạt hàng tháng?
- Việc tạm dừng trợ cấp sinh hoạt hàng tháng cho nghệ nhân ưu tú do ai thực hiện?
- Mức hưởng trợ cấp sinh hoạt hàng tháng đối với nghệ nhân ưu tú có hoàn cảnh khó khăn như thế nào?
Nghệ nhân ưu tú có hoàn cảnh khó khăn chấp hành án phạt tù thì bị thôi hưởng trợ cấp hay tạm dừng hưởng trợ cấp sinh hoạt hàng tháng?
Tạm dừng hưởng trợ cấp sinh hoạt hàng tháng (Hình từ Internet)
Căn cứ khoản 2, 3 Điều 8 Nghị định 109/2015/NĐ-CP quy định về các trường hợp tạm dừng hưởng, thôi hưởng trợ cấp sinh hoạt hàng tháng đối với nghệ nhân ưu tú như sau:
Điều chỉnh, tạm dừng, thôi hưởng trợ cấp sinh hoạt hàng tháng; tạm dừng đóng, thu hồi thẻ bảo hiểm y tế
…
2. Tạm dừng hưởng trợ cấp sinh hoạt hàng tháng và nhà nước tạm dừng đóng bảo hiểm y tế đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định này áp dụng trong các trường hợp sau:
a) Cá nhân chấp hành án phạt tù;
b) Cá nhân bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc cơ sở cai nghiện bắt buộc theo pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
3. Thôi hưởng trợ cấp sinh hoạt hàng tháng và thu hồi thẻ bảo hiểm y tế đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định này áp dụng trong các trường hợp sau:
a) Cá nhân có đơn tự nguyện thôi hưởng trợ cấp sinh hoạt hàng tháng, bảo hiểm y tế;
b) Cá nhân không còn thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định này;
c) Bị hủy bỏ Quyết định phong tặng hoặc bị tước danh hiệu được nhà nước tặng;
d) Cá nhân chết hoặc bị Tòa án tuyên bố mất tích;
đ) Cá nhân định cư ở nước ngoài.
Theo đó, trường hợp nghệ nhân ưu tú chấp hành án phạt tù là một trong các trường hợp bị tạm dừng hưởng trợ cấp sinh hoạt hàng tháng.
Việc tạm dừng trợ cấp sinh hoạt hàng tháng cho nghệ nhân ưu tú do ai thực hiện?
Căn cứ khoản 3 Điều 9 Nghị định 109/2015/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục tạm dừng hưởng trợ cấp sinh hoạt hàng tháng đối với nghệ nhân ưu tú như sau:
Trình tự, thủ tục hưởng, điều chỉnh, thôi hưởng trợ cấp sinh hoạt hàng tháng
...
3. Tạm dừng trợ cấp sinh hoạt hàng tháng
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đang hưởng trợ cấp sinh hoạt hàng tháng đăng ký thường trú có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tạm dừng trợ cấp sinh hoạt hàng tháng khi người đang hưởng trợ cấp sinh hoạt hàng tháng phải chấp hành án phạt tù hoặc bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc cơ sở cai nghiện bắt buộc.
b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, ra quyết định tạm dừng trợ cấp sinh hoạt hàng tháng.
Theo đó, việc đề nghị cho tạm dừng hưởng trợ cấp sinh hoạt hàng tháng đối với nghệ nhân ưu tú do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đang hưởng trợ cấp sinh hoạt hàng tháng đăng ký thường trú thực hiện.
Cụ thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đang hưởng trợ cấp sinh hoạt hàng tháng đăng ký thường trú sẽ có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tạm dừng trợ cấp sinh hoạt hàng tháng.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, ra quyết định tạm dừng trợ cấp sinh hoạt hàng tháng.
Mức hưởng trợ cấp sinh hoạt hàng tháng đối với nghệ nhân ưu tú có hoàn cảnh khó khăn như thế nào?
* Về đối tượng được hưởng trợ cấp sinh hoạt hàng tháng
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 109/2015/NĐ-CP thì:
Nghệ nhân ưu tú được nhà nước phong tặng thuộc hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người hàng tháng thấp hơn mức lương cơ sở do Chính phủ quy định được hưởng trợ cấp sinh hoạt hàng tháng bao gồm:
(1) Người đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ và đủ 60 tuổi trở lên đối với nam không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng;
(2) Người khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng;
(3) Người mắc một trong các bệnh cần chữa trị dài ngày theo danh mục do Bộ Y tế quy định;
(4) Các đối tượng còn lại không thuộc các đối tượng nêu trên.
* Về mức trợ cấp sinh hoạt hàng tháng
Mức trợ cấp sinh hoạt hàng tháng được quy định tại Điều 3 Nghị định 109/2015/NĐ-CP như sau:
- Mức 1.000.000 đồng áp dụng đối với đối tượng (1), (2), (3) nêu trên thuộc hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người hàng tháng dưới 50% mức lương cơ sở.
- Mức 850.000 đồng áp dụng đối với đối tượng sau:
+ Đối tượng (1), (2), (3) nêu trên thuộc hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người hàng tháng từ 50% mức lương cơ sở đến dưới mức lương cơ sở;
+ Đối tượng (4) nêu trên thuộc hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người hàng tháng dưới 50% mức lương cơ sở.
- Mức 700.000 đồng áp dụng đối với đối tượng (4) nêu trên thuộc hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người hàng tháng từ 50% mức lương cơ sở đến dưới mức lương cơ sở.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức nộp thuế môn bài 2025 là bao nhiêu? Hạn nộp lệ phí môn bài năm 2025 đến khi nào? Tính tiền chậm nộp thuế môn bài 2025 ra sao?
- Không bật đèn xe vào ban đêm bị phạt bao nhiêu tiền 2025? Quy định khung giờ bắt buộc phải bật đèn xe?
- Lỗi không gắn biển số xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Lỗi không gắn biển số xe máy 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Mẫu cam kết không sử dụng pháo nổ của hộ gia đình? Tải mẫu bản cam kết không sử dụng pháo nổ của hộ gia đình ở đâu?
- Thời hạn nộp thuế môn bài 2025 khi nào? Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế môn bài được quy định như thế nào?