Nghề vận hành máy thi công nền trình độ cao đẳng là ngành nghề như thế nào? Sau khi tốt nghiệp nghề này người học phải có được tối thiểu những kỹ năng nào?
Nghề vận hành máy thi công nền trình độ cao đẳng là ngành nghề như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục A Phần 8 Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực kỹ thuật mỏ và kỹ thuật (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 50/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Giới thiệu chung về ngành, nghề
Nghề Vận hành máy thi công nền trình độ cao đẳng là ngành, nghề mà người hành nghề thực hiện các nhiệm vụ: vận hành và bảo dưỡng các loại máy ủi, máy xúc, máy lu, máy san và một số loại máy liên quan khác để thi công nền các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, thủy điện… đúng tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành, đảm bảo năng suất lao động, an toàn kỹ thuật, đảm bảo vệ sinh môi trường, đáp ứng được yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Điều kiện làm việc của nghề: Làm việc trong điều kiện nặng nhọc, nhiều khói bụi, tiếng ồn và thường phải di chuyển nơi làm việc đòi hỏi người thợ phải có sức khỏe tốt, tác phong nhanh nhẹn.
Thiết bị dụng cụ chính của nghề: Các loại máy chủ yếu trong thi công nền: máy ủi, máy xúc, máy lu, máy san và một số loại máy liên quan khác và dụng cụ bảo dưỡng máy. Một số thiết bị chuyên dùng như: đóng bấc thấm, đập đá. Ga ra để xe máy, kho để nhiên liệu phục vụ thi công.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.500 giờ (tương đương 90 tín chỉ).
Theo đó, nghề vận hành máy thi công nền trình độ cao đẳng là ngành nghề mà người hành nghề thực hiện các nhiệm vụ: vận hành và bảo dưỡng các loại máy ủi, máy xúc, máy lu, máy san và một số loại máy liên quan khác để thi công nền các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, thủy điện… đúng tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành, đảm bảo năng suất lao động, an toàn kỹ thuật, đảm bảo vệ sinh môi trường, đáp ứng được yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Nghề vận hành máy thi công nền (Hình từ Internet)
Sau khi tốt nghiệp nghề vận hành máy thi công nền trình độ cao đẳng người học phải có những kiến thức nào?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục A Phần 8 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 50/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Kiến thức
- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các loại máy xúc, máy ủi, máy lu, máy san, máy đóng cọc và các loại máy liên quan;
- Xác định được các đặc tính kỹ thuật và so sánh được các thông số kỹ thuật của các loại máy xúc, máy ủi, máy lu, máy san, máy đóng cọc và các loại máy liên quan;
- Phân tích được một số nguyên nhân hư hỏng, cách kiểm tra, sửa chữa những hư hỏng thông thường của các loại máy xúc, máy ủi, máy lu, máy san, máy đóng cọc và các loại máy liên quan;
- Trình bày được công dụng, phân loại, phương pháp bảo quản, sử dụng các loại nguyên vật liệu dùng trong thi công nền;
- Trình bày được quy trình bảo dưỡng thường xuyên, bảo dưỡng định kỳ các loại máy xúc, máy ủi, máy lu, máy san, máy đóng cọc và các loại máy liên quan;
- Trình bày được phương pháp đọc bản vẽ thi công;
- Trình bày được phương pháp sử dụng các loại dụng cụ, thiết bị đo đạc trong thi công nền;
- Trình bày được phương pháp tính toán khối lượng thi công nền;
- Trình bày được các nguyên tắc lựa chọn máy thi công nền;
- Phân tích được các phương án tổ chức và quản lý khi thi công nền;
- Phân tích được các phương pháp vận hành các loại máy xúc, máy ủi, máy lu, máy san, máy đóng cọc và các loại máy liên quan;
- Phân tích được các sự cố thường gặp và biện pháp xử lý trong quá trình thi công;
- Phân tích được quy trình kiểm tra, đánh giá chất lượng, nghiệm thu, bàn giao công trình;
- Trình bày được các quy định về an toàn lao động và vệ sinh lao động;
- Trình bày được các kiến thức cơ bản về bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng và tài nguyên hiệu quả;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
Như vậy, sau khi tốt nghiệp nghề vận hành máy thi công nền trình độ cao đẳng người học phải có những kiến thức như trên.
Người học nghề vận hành máy thi công nền trình độ cao đẳng phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 6 Mục A Phần 8 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 50/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Vận hành máy thi công nền, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
Như vậy, người học nghề vận hành máy thi công nền trình độ cao đẳng phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?