Nghị định 168 năm 2025, người đi xe máy có thể bị phạt từ 8 đến 10 triệu đồng khi vi phạm 10 lỗi sau?
- Nghị định 168 năm 2025, người đi xe máy có thể bị phạt từ 8 đến 10 triệu đồng khi vi phạm 10 lỗi sau?
- Theo Nghị định 168, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ đối với xe máy là bao lâu?
- Có áp dụng Nghị định 168 đối với người có thẩm quyền trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe không?
Nghị định 168 năm 2025, người đi xe máy có thể bị phạt từ 8 đến 10 triệu đồng khi vi phạm 10 lỗi sau?
Theo quy định tại khoản 9 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy mà vi phạm các lỗi dưới đây có thể bị xử phạt từ 8-10 triệu đồng. Cụ thể:
(1) Điều khiển xe lạng lách, đánh võng trên đường bộ; sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy;
(2) Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định;
(3) Gây tai nạn giao thông không dừng ngay phương tiện, không giữ nguyên hiện trường, không trợ giúp người bị nạn, không ở lại hiện trường hoặc không đến trình báo ngay với cơ quan công an, Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;
(4) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
(5) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;
(6) Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy hoặc chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng;
(7) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy hoặc chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng của người thi hành công vụ;
(8) Ngồi phía sau vòng tay qua người ngồi trước để điều khiển xe, trừ trường hợp chở trẻ em dưới 06 tuổi ngồi phía trước;
(9) Điều khiển xe thành đoàn gây cản trở giao thông, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cấp phép;
(10) Sử dụng còi, rú ga (nẹt pô) liên tục trong khu đông dân cư, khu vực cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định.
Nghị định 168 năm 2025, người đi xe máy có thể bị phạt từ 8 đến 10 triệu đồng khi vi phạm 10 lỗi sau? (Hình từ Internet)
Theo Nghị định 168, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ đối với xe máy là bao lâu?
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 168/2024/NĐ-CP về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính; hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ là 01 năm.
2. Thời hạn sử dụng kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để xác định cá nhân, tổ chức vi phạm được tính từ thời điểm phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật của cá nhân, tổ chức ghi nhận được kết quả cho đến hết ngày cuối cùng của thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Quá thời hạn nêu trên mà người có thẩm quyền không ra quyết định xử phạt theo quy định thì kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp không còn giá trị sử dụng. Trường hợp cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hạn sử dụng kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
...
Như vậy, theo Nghị định 168, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ đối với người đi xe máy là 01 năm.
Có áp dụng Nghị định 168 đối với người có thẩm quyền trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe không?
Theo Điều 2 Nghị định 168/2024/NĐ-CP về đối tượng áp dụng như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Cá nhân, tổ chức Việt Nam; cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
b) Đơn vị sự nghiệp công lập;
c) Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp;
d) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp gồm: doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện);
đ) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Hợp tác xã gồm: tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
e) Cơ sở đào tạo lái xe, trung tâm sát hạch lái xe, cơ sở đăng kiểm xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, cơ sở thử nghiệm, sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, bảo hành, bảo dưỡng xe cơ giới, xe máy chuyên dùng;
g) Các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật;
h) Cơ quan, tổ chức nước ngoài được cấp có thẩm quyền của Việt Nam cho phép hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
3. Hộ kinh doanh, hộ gia đình thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này bị xử phạt như đối với cá nhân vi phạm.
4. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này.
5. Người có thẩm quyền trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe.
Theo đó, Nghị định 168 được áp dụng đối với các đối tượng nêu trên, trong đó bao gồm cả người có thẩm quyền trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe.
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/LVPD/muc-phat-giao-thong-o-to-xe-may-2025.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/LVPD/nghi-dinh-168-bai-bo-nghi-dinh-100.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/phapluat/2022-2/PTTQ/07022025/ghi-dinh-168-1q.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022-2/BA/030225/nghi-dinh-168-pdf.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/PNY/nghi-dinh-168-2024.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/BA/210125/xu-phat.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022-2/NTMH/07012025/10-muc-phat-giao-thong-2025-xe-may-dang-chu-y-muc-xu-phat-vi-pham-giao-thong.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/LVPD/nghi-dinh-168.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/LVPD/dua-thong-tin-sai-su-that.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/LVPD/nghi-dinh-168-sua-doi-nghi-dinh-100.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 12 tháng 2 là ngày gì? Ngày 12 tháng 2 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 12 tháng 2 năm 2025 là ngày mấy âm?
- Mẫu đơn tự nguyện xin nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu theo Nghị định 177? Nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu có được nâng bậc lương?
- Viết đoạn văn tả về ngôi nhà của em lớp 3 ngắn gọn? Quy định yêu cầu cần đạt về viết của học sinh lớp 3?
- Cảnh sát giao thông mặc thường phục được dừng xe xử phạt trong trường hợp nào? CSGT mặc thường phục được bố trí khi nào?
- Tết Nguyên tiêu 2025 có được nghỉ không? Nguồn gốc, ý nghĩa Tết Nguyên tiêu? Tết Nguyên tiêu có phải ngày lễ lớn?