Nghị định 177 về nghỉ hưu trước tuổi áp dụng như thế nào? Tiền lương hiện hưởng khi áp chế độ nghỉ hưu trước tuổi xác định thế nào?
Nghị định 177 về nghỉ hưu trước tuổi áp dụng như thế nào?
Nghị định 177/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 thay thế Nghị định 26/2015/NĐ-CP quy định về chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.
Việc áp dụng chế độ nghỉ hưu trước tuổi được quy định cụ thể tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 177/2024/NĐ-CP:
(1) Đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 2 Nghị định 177/2024/NĐ-CP được hưởng các chế độ quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ và điểm e (nếu có) khoản 2 Điều 3 Nghị định 177/2024/NĐ-CP.
Riêng chế độ quy định tại điểm g khoản 2 Điều 3 Nghị định 177/2024/NĐ-CP áp dụng đối với trường hợp thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 177/2024/NĐ-CP.
Cán bộ cấp xã quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 177/2024/NĐ-CP còn được áp dụng chế độ quy định tại điểm h khoản 2 Điều 3 Nghị định 177/2024/NĐ-CP (nếu có); đối với trường hợp này được trợ cấp 05 tháng tiền lương hiện hưởng cho 15 năm đầu công tác hoặc cho 20 năm đầu công tác theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 3 Nghị định 177/2024/NĐ-CP.
(2) Đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định 177/2024/NĐ-CP có thời gian công tác còn từ đủ 05 năm (60 tháng) trở xuống đến tuổi nghỉ hưu theo quy định được hưởng các chế độ quy định tại điểm a khoản 2 Điều 3 Nghị định 177/2024/NĐ-CP.
(3) Đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định 177/2024/NĐ-CP có thời gian công tác còn từ trên 05 năm (60 tháng) đến 10 năm (120 tháng) đến tuổi nghỉ hưu theo quy định thì được hưởng các chế độ quy định tại điểm a và điểm i khoản 2 Điều 3 Nghị định 177/2024/NĐ-CP.
(4) Đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định 177/2024/NĐ-CP có thời gian công tác còn trên 10 năm đến tuổi nghỉ hưu theo quy định thì ngoài chế độ hưu trí được hưởng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội (nếu có) còn được lựa chọn áp dụng một trong hai chế độ quy định tại điểm k hoặc điểm l khoản 2 Điều 3 Nghị định 177/2024/NĐ-CP.
Nghị định 177 về nghỉ hưu trước tuổi áp dụng như thế nào? Tiền lương hiện hưởng khi áp chế độ nghỉ hưu trước tuổi xác định thế nào? (Hình từ Internet)
Các chế độ được hưởng khi nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 177?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 177/2024/NĐ-CP quy định về các chế độ được hưởng khi nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 177 đối với cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng gồm:
- Được hưởng lương hưu, các chế độ khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi đối với thời gian từ 05 năm (60 tháng) trở xuống.
- Được trợ cấp 05 tháng tiền lương hiện hưởng tại thời điểm nghỉ hưu cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi.
- Được trợ cấp 05 tháng tiền lương hiện hưởng đối với 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc; từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.
Trường hợp đủ 15 năm công tác trở lên có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và thuộc đối tượng được hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội tại thời điểm thôi việc, nghỉ hưu thì được trợ cấp 05 tháng tiền lương hiện hưởng đối với 15 năm đầu công tác; từ năm thứ 16 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.
- Đối với trường hợp xếp lương chức vụ, nếu đã xếp lương bậc 1 của chức danh hiện đảm nhiệm đủ 48 tháng trở lên thì được xếp lên bậc 2 của chức danh hiện đảm nhiệm để nghỉ hưu.
- Đối với trường hợp xếp lương chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng ở ngạch hiện giữ và còn thiếu từ 01 đến 12 tháng để được nâng bậc lương thường xuyên theo quy định thì được nâng bậc lương trước thời hạn.
- Được cộng thời gian nghỉ hưu trước tuổi với thời gian công tác để xét khen thưởng cống hiến nếu thuộc đối tượng khen thưởng cống hiến theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
- Được xét thăng cấp bậc quân hàm, nâng bậc lương theo quy định của pháp luật.
- Đối với cán bộ cấp xã làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021) theo quy định của pháp luật; cán bộ cấp xã có thời gian tham gia quân đội, công an và được Nhà nước tặng thưởng huân chương, huy chương các loại còn thiếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ 2,5 năm (30 tháng) trở xuống mới đủ số năm đóng bảo hiểm xã hội theo quy định để hưởng chế độ hưu thì được hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội một lần cho thời gian còn thiếu để thực hiện chế độ hưu trí.
Đối với thời gian trên 30 tháng thì được đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện một lần đối với số thời gian vượt quá; phương thức đóng, mức đóng, mức hưởng và các nội dung khác có liên quan thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
- Không bị giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi đối với số năm nghỉ vượt quá 05 năm (nếu có) nếu đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện một lần đối với số thời gian vượt quá; phương thức đóng, mức đóng, mức hưởng và các nội dung khác có liên quan thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
- Được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và hưởng trợ cấp một lần với mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tính bằng 0,5 tháng lương hiện hưởng.
- Được hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Tiền lương hiện hưởng khi áp chế độ nghỉ hưu trước tuổi được xác định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 3 Nghị định 177/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Chế độ nghỉ hưu trước tuổi
...
4. Tiền lương hiện hưởng là tiền lương tháng thực lĩnh ở tháng liền kề trước khi nghỉ hưu. Tiền lương tháng thực lĩnh bao gồm: Mức lương chức vụ hoặc mức lương theo ngạch, bậc; các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề, mức chênh lệch bảo lưu lương, phụ cấp trách nhiệm đối với ủy viên các cấp (nếu có);
5. Cách xác định thời gian để tính hưởng trợ cấp:
a) Thời gian nghỉ hưu trước tuổi để tính hưởng trợ cấp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này, nếu có tháng lẻ thì được tính tròn theo nguyên tắc: từ 01 tháng đến đủ 06 tháng tính là 0,5 năm; từ trên 06 tháng đến 12 tháng tính là 01 năm;
b) Thời gian công tác tính hưởng trợ cấp quy định tại điểm c khoản 2 Điều này là tổng thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
...
Theo đó, tiền lương hiện hưởng khi áp chế độ nghỉ hưu trước tuổi được xác định là tiền lương tháng thực lĩnh ở tháng liền kề trước khi nghỉ hưu.
Trong đó, tiền lương tháng thực lĩnh gồm:
- Mức lương chức vụ hoặc mức lương theo ngạch, bậc;
- Các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề, mức chênh lệch bảo lưu lương, phụ cấp trách nhiệm đối với ủy viên các cấp (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vắc xin cúm A là gì? Hướng dẫn phòng lây nhiễm bệnh cúm? Trẻ bao nhiêu tuổi nên tiêm phòng vắc xin cúm?
- Tạo lập web sex đăng tải phim 18+, làm diễn đàn thảo luận nội dung đồi trụy để quảng cáo mua bán dâm bị phạt mấy năm tù?
- Giấy phép lái xe là gì? Giấy phép lái xe có bao nhiêu loại? Khi nào giấy phép lái xe hết hiệu lực?
- Có bị mất phần trăm số tiền trúng đấu giá đã nộp khi bị hủy kết quả đấu giá biển số xe không? Trường hợp nào bị hủy kết quả đấu giá?
- Công việc quản lý vận hành nhà chung cư? Đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư cần đáp ứng điều kiện nào?