Nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có hưởng 75% lương hưu không? Nghỉ hưu trước tuổi được hưởng chế độ nào?
Nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có hưởng 75% lương hưu không?
Theo Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Mức lương hưu hằng tháng
1. Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.
2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
....
Như vậy, theo quy định thì người tỷ lệ lương hưu tối đa mà người tham gia BHXH bắt buộc được hưởng là 75% khi nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi như sau:
- Lao động nam đóng BHXH bắt buộc 20 năm sẽ được hưởng tỷ lệ lương hưu là 45%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%. Để được hưởng tỷ lệ lương hưu tối đa là 75% thì lao động nam cần đóng BHXH bắt buộc 35 năm.
- Lao động nữ đóng BHXH bắt buộc 15 năm sẽ được hưởng tỷ lệ lương hưu là 45% sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%. Để được hưởng tỷ lệ lương hưu tối đa là 75% thì lao động nữ cần đóng BHXH bắt buộc 30 năm.
Theo Điều 7 Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị quy định các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 178/2024/NĐ-CP nghỉ hưu trước tuổi do tinh giảm biên chế thì không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.
Do đó, trong trường hợp người lao động có đủ năm đóng bảo hiểm xã hội là đủ 30 năm đóng BHXH đối với nữ và 35 năm đối với nam thì sẽ được hưởng 75%.
Nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có hưởng 75% lương hưu không? Nghỉ hưu trước tuổi được hưởng chế độ nào? (hình từ internet)
Đối tượng nào được hưởng chính sách khi nghỉ hưu trước tuổi?
Theo Điều 2 Nghị định 178/2024/NĐ-CP đối tượng được hưởng chính sách khi nghỉ hưu trước tuổi bao gồm:
Cán bộ, công chức, viên chức, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị và lực lượng vũ trang do sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp (sau đây viết tắt là sắp xếp tổ chức bộ máy) quy định tại Điều 1 Nghị định 178/2024/NĐ-CP, bao gồm:
- Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý và công chức, viên chức;
- Cán bộ, công chức cấp xã;
- Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động trước thời điểm ngày 15 tháng 01 năm 2019 và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động được áp dụng chính sách như công chức;
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, công nhân công an và lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Công an nhân dân;
- Người làm việc trong tổ chức cơ yếu.
Nghỉ hưu trước tuổi được hưởng chế độ nào?
Theo Điều 7 Nghị định 178/2024/NĐ-CP chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi
Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 178/2024/NĐ-CP nghỉ hưu trước tuổi, được hưởng các chế độ như sau:
(1) Được hưởng trợ cấp hưu trí một lần cho thời gian nghỉ sớm:
- Đối với người nghỉ trong thời hạn 12 tháng đầu tiên kể từ khi có quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy của cấp có thẩm quyền:
Trường hợp có tuổi đời từ đủ 05 năm trở xuống đến tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I và Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP thì được hưởng trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương hiện hưởng nhân với số tháng nghỉ sớm so với thời điểm nghỉ hưu.
Trường hợp có tuổi đời còn trên 05 năm đến đủ 10 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP thì được hưởng trợ cấp bằng 0,9 tháng tiền lương hiện hưởng nhân với 60 tháng.
- Đối với người nghỉ từ tháng thứ 13 trở đi kể từ khi có quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy của cấp có thẩm quyền thì được hưởng bằng 0,5 mức trợ cấp tại điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định 178/2024/NĐ-CP.
(2) Được hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và số năm nghỉ sớm như sau:
- Trường hợp có tuổi đời còn từ đủ 02 năm đến đủ 05 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP và có đủ thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để được hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì còn được hưởng các chế độ sau:
Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi;
Được trợ cấp 05 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP;
Được trợ cấp 05 tháng tiền lương hiện hưởng cho 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.
- Trường hợp có tuổi đời còn trên 05 năm đến đủ 10 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP và có đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để được hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì còn được hưởng các chế độ sau:
Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi;
Được trợ cấp 04 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP;
Được trợ cấp 05 tháng tiền lương hiện hưởng cho 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.
- Trường hợp có tuổi đời còn từ đủ 02 năm đến đủ 05 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP và có đủ thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để được hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, trong đó có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, thì còn được hưởng các chế độ sau:
Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi;
Được trợ cấp 05 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP;
Được trợ cấp 05 tháng tiền lương hiện hưởng cho 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.
- Trường hợp có tuổi đời còn dưới 02 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP và có đủ thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để được hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.
- Trường hợp có tuổi đời còn dưới 02 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP và có đủ thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để được hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, trong đó có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021 thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.
*Lưu ý: Cán bộ, công chức, viên chức được nghỉ hưu trước tuổi tại (1); (2) thuộc đối tượng khen thưởng quá trình cống hiến theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng 2022 và Nghị định 98/2023/NĐ-CP mà còn thiếu thời gian công tác giữ chức vụ lãnh đạo tại thời điểm nghỉ hưu để được khen thưởng quá trình cống hiến thì được tính thời gian nghỉ hưu sớm tương ứng với thời gian còn lại của nhiệm kỳ bầu cử hoặc thời gian bổ nhiệm của chức vụ hiện đảm nhiệm để xét khen thưởng quá trình cống hiến theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng và Nghị định 98/2023/NĐ-CP.
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/phapluat/2022-2/NTTY/thong-tu-huong-dan-nghi-dinh-178-nghi-huu.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022-2/NTMH/05022025/tuoi-nghi-huu-va-che-do-ve-huu-truoc-tuoi-2025-theo-nghi-dinh-178-ve-tinh-gian-bien-che.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022-2/PTTQ/03022025/chinh-sach-nghi-huu-truoc-tuoi-1q.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NTTX/030225/nghi-huu-truoc-tuoi-theo-nghi-dinh-178.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/TLV/11-01-2025/dinh-huong-sap-xep-CBCCVC.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/LVPD/nam-2025/hinh-3.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/TLV/03-02-2025/nghi-cong-tac-cho-huu.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/LVPD/khong-to-chuc-cong-an-cap-huyen.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/LVPD/trien-khai-de-an-cong-an-cap-huyen.png)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/LVPD/sap-xep-to-chuc-bo-may.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu chương trình khung đào tạo lái xe 2025? Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định đào tạo lái xe thế nào?
- Năm 2025, ngồi sau xe máy không đội mũ bảo hiểm xử phạt bao nhiêu theo Nghị định 168? Ngồi sau xe máy phải đội mũ bảo hiểm thế nào?
- Điều chỉnh chương trình đầu tư công được thực hiện trong những trường hợp nào theo Luật Đầu tư công?
- Người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông đường bộ có trách nhiệm như thế nào theo quy định?
- Trong Đại thắng mùa Xuân 1975, có một chiến công đặc biệt xuất sắc khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, đó là chiến công nào?