Nghỉ thai sản xong sau đó nghỉ việc luôn thì có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không theo quy định mới?
- Nghỉ thai sản xong sau đó nghỉ việc luôn thì có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không theo quy định mới?
- Số tháng được lãnh tiền trợ cấp thất nghiệp trong trường hợp nghỉ thai sản xong sau đó nghỉ việc luôn?
- Mức hưởng mỗi tháng trợ cấp thất nghiệp trong trường hợp nghỉ thai sản xong sau đó nghỉ việc luôn?
Nghỉ thai sản xong sau đó nghỉ việc luôn thì có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không theo quy định mới?
Nghỉ thai sản xong sau đó nghỉ việc luôn thì có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Tham gia bảo hiểm thất nghiệp
...
2. Người sử dụng lao động lập và nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp của người lao động cho tổ chức bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc của người lao động có hiệu lực.
Trường hợp người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị mà hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã giao kết theo quy định của pháp luật thì người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian này.
Tuy nhiên, theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 12 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP về đóng bảo hiểm thất nghiệp:
Đóng bảo hiểm thất nghiệp
...
2. Người lao động được xác định là đang đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp của tháng chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội;
b) Người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp của tháng liền kề trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội;
c) Người lao động có tháng liền kề trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc mà nghỉ việc do ốm đau, thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng, không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội;
d) Người lao động có tháng liền kề trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc mà nghỉ việc không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng tại đơn vị và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội;
Như vậy, trường hợp người lao động nghỉ việc do ốm đau, thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng, không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội, người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã giao kết theo quy định của pháp luật thì người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian này.
Theo như thông tin bạn cung cấp, bạn nghỉ thai sản 6 tháng sau đó nghỉ việc luôn, do đó, thời gian bạn nghỉ thai sản sẽ không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Theo quy định trên, dù tháng trước khi nghỉ việc người lao động nghỉ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên không đóng bảo hiểm thất nghiệp nhưng vẫn được tính đã đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Trường hợp của bạn, bạn đã nghỉ sinh 06 tháng và sau đó nghỉ việc luôn bạn sẽ vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu đủ các điều kiện theo luật định. Khi đó, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp của bạn sẽ được tính theo 06 tháng lương liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi bạn nghỉ sinh.
Nghỉ thai sản xong sau đó nghỉ việc luôn có được hưởng trợ cấp thất nghiệp (Hình từ Internet)
Số tháng được lãnh tiền trợ cấp thất nghiệp trong trường hợp nghỉ thai sản xong sau đó nghỉ việc luôn?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 50 Luật Việc làm 2013 quy định như sau:
Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp
...
2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
3. Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này.
Như vậy, trường hợp bạn nghỉ hưởng chế độ thai sản đến đầu tháng thì thời gian tính hưởng TCTN của bạn được tính từ tháng 4.
Theo như bạn cung cấp bạn đóng bảo hiểm từ tháng 1/2023, thời gian tính hưởng TCTN cho bạn là từ tháng 1/2023 – 4/2024, tức bạn đã đóng BHTN được 1 năm 4 tháng. Theo quy định thì thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng BHTN, cứ đóng đủ 12 tháng đến 36 tháng được hưởng 03 tháng TCTN. Bạn đóng BHTN được 1 năm 4 tháng thì bạn sẽ được hưởng 03 tháng TCTN.
Mức hưởng mỗi tháng trợ cấp thất nghiệp trong trường hợp nghỉ thai sản xong sau đó nghỉ việc luôn?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Việc làm 2013 quy định như sau:
Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
Như vậy, theo quy định này mức hưởng TCTN hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng liền kề trước khi thất nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?
- Thuế suất thuế GTGT ghi trên hóa đơn cao hơn thuế suất quy định thì kê khai, nộp thuế GTGT theo thuế suất nào?
- Thông tư 52/2024 quy định về yêu cầu kỹ thuật đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 thế nào?
- Mẫu sơ yếu lý lịch trích ngang công chức, viên chức thuộc Bộ Tài chính? Tải file word sơ yếu lý lịch trích ngang?