Nghỉ việc ngang có được nhận BHXH một lần không? Pháp luật quy định về nghỉ việc ngang như thế nào?
Người lao động có được nghỉ việc ngang không? Pháp luật quy định về nghỉ việc ngang như thế nào?
Người lao động có được nghỉ việc ngang không? (Hình từ Internet)
Đầu tiên chúng ta cần làm rõ “nghỉ việc ngang” là như thế nào. Cụ thể, “nghỉ việc ngang” về bản chất là hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và được quy định tại Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
"Điều 35. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;
b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;
c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;
e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động."
Như vậy, theo quy định thì người lao động vẫn có quyền “nghỉ việc ngang” tức là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nếu như thuộc trong các trường hợp được nêu trên nhưng bên cạnh đó không được vi phạm Điều 39 Bộ luật này:
"Điều 39. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định tại các điều 35, 36 và 37 của Bộ luật này."
Như vậy, trường hợp của bạn thì do bạn và công ty đã ký kết hợp đồng không xác định thời hạn nên nếu muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì bạn phải thông báo trước cho người sử dụng lao động ít nhất 45 ngày theo như quy định trên.
Vậy hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của bạn là đúng pháp luật.
Nếu nghỉ việc ngang thì có được rút BHXH 1 lần không?
Căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Cụ thể như sau:
"Điều 60. Bảo hiểm xã hội một lần
1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Ra nước ngoài để định cư;
c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
d) Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu."
Và tại điểm b khoản 1 Điều 8, Nghị định 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 quy định chi tiết một số điều của Luật bảo hiểm xã hội bắt buộc về việc hưởng BHXH một lần như sau:
Điều 8. Bảo hiểm xã hội một lần
1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
...
“b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;”
Như vậy, trường hợp “nghỉ việc ngang” thì vẫn có thể rút BHXH 1 lần nếu như thuộc một trong các trường hợp được quy định như trên.
Đối chiếu với trường hợp của bạn thì thông tin bạn cung cấp chưa đủ để khẳng định bạn thuộc trường hợp nào trong các trường hợp trên.
Tùy vào từng trường hợp mà bạn có thể rút tiền BHXH 1 lần ngay hoặc là phải chờ 1 năm để được nhận BHXH 1 lần.
Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần là bao nhiêu?
Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được quy định tại khoản 2 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
"Điều 60. Bảo hiểm xã hội một lần
...
2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.
3. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi."
Vậy tùy theo số năm bạn đã đóng BHXH một lần sẽ có cách tính cho từng trường hợp cụ thể. Bạn tham khảo quy định trên để biết thông tin chi tiết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?