Nghĩa vụ của thuyền trưởng có bao gồm việc giám sát hàng hóa được bốc lên tàu khi đã có người trực tiếp quản lý hàng hóa?
- Nghĩa vụ của thuyền trưởng có bao gồm việc giám sát hàng hóa được bốc lên tàu khi đã có người trực tiếp quản lý hàng hóa?
- Thuyền trưởng được bán hàng hóa trên tàu mà không cần chỉ thị của người thuê vận chuyển và chủ tàu khi nào?
- Thuyền trưởng nhân danh chủ tàu vay tín dụng để sửa chữa tàu biển được không?
Nghĩa vụ của thuyền trưởng có bao gồm việc giám sát hàng hóa được bốc lên tàu khi đã có người trực tiếp quản lý hàng hóa?
Nghĩa vụ của thuyền trưởng đối với hàng hóa được xem xét quy định tại Điều 53 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015, theo đó:
Nghĩa vụ của thuyền trưởng
1. Tổ chức quản lý, khai thác tàu biển theo quy định của pháp luật.
2. Thực hiện trách nhiệm để tàu biển có đủ các điều kiện an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, điều kiện bảo đảm lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường cần thiết, phù hợp với tiêu chuẩn chuyên môn, các quy định về trang thiết bị, vỏ tàu, dự trữ, chất lượng thuyền bộ và các vấn đề khác có liên quan đến an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, điều kiện bảo đảm lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường cho tàu biển và người ở trên tàu biển trước và trong khi tàu biển đang hành trình.
3. Thường xuyên giám sát để hàng hóa được bốc lên tàu biển, sắp xếp và bảo quản trên tàu biển, dỡ khỏi tàu một cách hợp lý, mặc dù các công việc này đã được giao cho những người có trách nhiệm thực hiện.
4. Có biện pháp để hàng hóa trên tàu biển không bị hư hỏng, mất mát; áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi của những người có lợi ích liên quan đến hàng hóa; phải tận dụng mọi khả năng thông báo cho những người có lợi ích liên quan biết về những sự kiện đặc biệt liên quan đến hàng hóa.
5. Áp dụng mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ tàu biển, người và các tài sản khác trên tàu biển; ngăn ngừa việc vận chuyển người, hàng hóa bất hợp pháp trên tàu biển.
6. Đưa tàu biển đến cảng an toàn gần nhất và thực hiện mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ tàu, người, tài sản trên tàu và tài liệu của tàu trong trường hợp cảng trả hàng hoặc cảng trả khách bị phong tỏa, chiến tranh đe dọa hoặc trong tình trạng khẩn cấp khác.
7. Tận dụng mọi khả năng cho phép để trước hết tổ chức cứu hành khách và sau đó cứu thuyền viên trong trường hợp tàu biển có nguy cơ bị chìm đắm hoặc bị phá huỷ.
Thuyền trưởng phải là người cuối cùng rời tàu biển sau khi đã tìm mọi cách cứu nhật ký hàng hải, hải đồ và tài liệu quan trọng khác của tàu biển.
8. Không được rời tàu biển khi tàu biển đang gặp nguy hiểm, trừ trường hợp việc rời tàu là hết sức cần thiết.
...
Theo đó, thuyền trưởng có những nghĩa vụ được liệt kê như nêu trên bao gồm nghĩa vụ thường xuyên giám sát để hàng hóa được bốc lên tàu biển, sắp xếp và bảo quản trên tàu biển, dỡ khỏi tàu một cách hợp lý, mặc dù các công việc này đã được giao cho những người có trách nhiệm thực hiện.
Do đó, mặc dù đã có người trực tiếp quản lý hàng hóa bốc lên tàu nhưng thuyền trưởng vẫn có nghĩa vụ giám sát để hàng hóa được bốc lên tàu biển, được sắp xếp và bảo quản trên tàu biển một cách hợp lý.
Nghĩa vụ của thuyền trưởng có bao gồm việc giám sát hàng hóa được bốc lên tàu khi đã có người trực tiếp quản lý hàng hóa? (Hình từ Internet)
Thuyền trưởng được bán hàng hóa trên tàu mà không cần chỉ thị của người thuê vận chuyển và chủ tàu khi nào?
Quyền của thuyền trưởng được quy định tại Điều 54 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015, theo đó:
Quyền của thuyền trưởng
…
6. Bán một phần tài sản hoặc phần dự trữ dư thừa của tàu biển trong phạm vi quy định tại khoản 5 Điều này, nếu việc chờ nhận tiền hoặc chỉ thị của chủ tàu không có lợi hoặc không thực hiện được.
7. Trong thời gian thực hiện chuyến đi, nếu không còn cách nào khác để có đủ các điều kiện cần thiết cho việc kết thúc chuyến đi thì có quyền cầm cố hoặc bán một phần hàng hóa sau khi đã tìm mọi cách xin chỉ thị của người thuê vận chuyển và chủ tàu mà không được. Trong trường hợp này, thuyền trưởng phải giảm tới mức thấp nhất sự thiệt hại của chủ tàu, người thuê vận chuyển và những người có lợi ích liên quan đến hàng hóa.
8. Trong khi đang hành trình mà trên tàu biển không còn lương thực, thực phẩm dự trữ thì có quyền sử dụng một phần hàng hóa là lương thực, thực phẩm vận chuyển trên tàu; nếu thật cần thiết thì có quyền sử dụng lương thực, thực phẩm của những người đang ở trên tàu. Việc sử dụng này phải được lập biên bản. Chủ tàu phải thanh toán số lương thực, thực phẩm đã sử dụng.
Có một số trường hợp, tình huống được nêu tại khoản 6, 7 và khoản 8 Điều này thì khi rơi vào những trường hợp đó thì thuyền trưởng có quyền bán tài sản hoặc là hàng hóa trên tàu. Việc bán này phải tuân thủ quy định tại các khoản này, các quy định khác có liên quan.
Thuyền trưởng nhân danh chủ tàu vay tín dụng để sửa chữa tàu biển được không?
Một trong các quyền của thuyền trưởng được quy định tại Điều 54 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015, trong đó khoản 5 có quy định thuyền trưởng có quyền nhân danh chủ tàu vay tín dụng hoặc vay tiền mặt trong trường hợp cần thiết nhưng chỉ trong giới hạn đủ để sửa chữa tàu biển, bổ sung thuyền viên, cung ứng cho tàu hoặc vì nhu cầu khác để có thể tiếp tục chuyến đi.
Cho nên, khi cần thiết thì thuyền trưởng có quyền nhân danh chủ tàu vay tín dụng để sửa chữa tàu biển.
Lưu ý, việc vay tín dụng này cần được giới hạn đủ để sửa chữa tàu biển, không được phép vay vượt quá mức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?