Nghĩa vụ liên đới là gì? Nhiều người cùng bảo lãnh cho một người thì có nghĩa vụ liên đới đúng không?
Nghĩa vụ liên đới là gì?
Theo Điều 288 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thực hiện nghĩa vụ liên đới như sau:
Thực hiện nghĩa vụ liên đới
1. Nghĩa vụ liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.
2. Trường hợp một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu những người có nghĩa vụ liên đới khác phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với mình.
3. Trường hợp bên có quyền đã chỉ định một trong số những người có nghĩa vụ liên đới thực hiện toàn bộ nghĩa vụ, nhưng sau đó lại miễn cho người đó thì những người còn lại cũng được miễn thực hiện nghĩa vụ.
4. Trường hợp bên có quyền chỉ miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho một trong số những người có nghĩa vụ liên đới không phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình thì những người còn lại vẫn phải liên đới thực hiện phần nghĩa vụ của họ.
Theo quy định trên, nghĩa vụ liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.
Trường hợp một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu những người có nghĩa vụ liên đới khác phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với mình.
Nghĩa vụ liên đới là gì? Nhiều người cùng bảo lãnh cho một người thì có nghĩa vụ liên đới đúng không? (Hình từ Internet)
Nhiều người cùng bảo lãnh cho một người thì có nghĩa vụ liên đới đúng không?
Căn cứ Điều 338 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nhiều người cùng bảo lãnh như sau:
Nhiều người cùng bảo lãnh
Khi nhiều người cùng bảo lãnh một nghĩa vụ thì phải liên đới thực hiện việc bảo lãnh, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định bảo lãnh theo các phần độc lập; bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người bảo lãnh liên đới phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.
Khi một người trong số những người bảo lãnh liên đới đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh thì có quyền yêu cầu những người bảo lãnh còn lại phải thực hiện phần nghĩa vụ của họ đối với mình.
Theo đó, khi nhiều người cùng bảo lãnh một người (một nghĩa vụ) thì phải liên đới thực hiện việc bảo lãnh, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định bảo lãnh theo các phần độc lập.
Khi những người này có nghĩa vụ liên đới thì bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người bảo lãnh liên đới phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.
Và khi một người trong số những người bảo lãnh liên đới đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh thì có quyền yêu cầu những người bảo lãnh còn lại phải thực hiện phần nghĩa vụ của họ đối với mình.
Việc miễn thực hiện nghĩa vụ liên đới bảo lãnh được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 341 Bộ luật Dân sự 2015 về miễn việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh như sau:
Miễn việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
1. Trường hợp bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh mà bên nhận bảo lãnh miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho bên bảo lãnh thì bên được bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
2. Trường hợp chỉ một trong số nhiều người cùng bảo lãnh liên đới được miễn việc thực hiện phần nghĩa vụ bảo lãnh của mình thì những người khác vẫn phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của họ.
3. Trường hợp một trong số những người nhận bảo lãnh liên đới miễn cho bên bảo lãnh không phải thực hiện phần nghĩa vụ đối với mình thì bên bảo lãnh vẫn phải thực hiện phần nghĩa vụ còn lại đối với những người nhận bảo lãnh liên đới còn lại.
Như vậy, trường hợp bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh mà bên nhận bảo lãnh miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho bên bảo lãnh thì bên được bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
Và trong trường hợp chỉ một trong số nhiều người cùng bảo lãnh liên đới được miễn việc thực hiện phần nghĩa vụ bảo lãnh của mình thì những người khác vẫn phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của họ.
Bảo lãnh chấm dứt trong những trường hợp nào?
Theo Điều 343 Bộ luật Dân sự 2015 thì bảo lãnh sẽ chấm dứt trong những trường hợp sau:
+ Nghĩa vụ được bảo lãnh chấm dứt.
+ Việc bảo lãnh được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
+ Bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
+ Theo thỏa thuận của các bên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thần Tài là ai? Tại sao cúng Thần Tài mùng 10 tháng Giêng? Ai có quyền cúng Thần Tài vào Ngày vía Thần Tài?
- Có được điều tra Thẩm phán Tòa án nhân dân về việc xét xử, giải quyết vụ án đang trong quá trình tố tụng không?
- Quy định về chuyển hướng xe mới nhất? Lỗi chuyển hướng không an toàn theo Nghị định 168 bị phạt bao nhiêu?
- Hồ sơ đề cử ở đại hội đảng bộ cấp huyện trở lên theo Hướng dẫn 04 gồm những gì? Thủ tục đề cử như thế nào?
- Thơ chúc ngày vía Thần Tài 2025? Những câu nói hay về ông Thần tài? Lời chúc ngày vía Thần Tài phát tài phát lộc?