Nghiệm thu công việc xây dựng được thực hiện trong quá trình nào? Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng phải có chữ ký của ai?
Nghiệm thu công việc xây dựng được thực hiện trong quá trình nào?
Căn cứ theo Điều 123 Luật Xây dựng 2014 quy định nghiệm thu công trình xây dựng như sau:
Nghiệm thu công trình xây dựng
1. Việc nghiệm thu công trình xây dựng gồm:
a) Nghiệm thu công việc xây dựng trong quá trình thi công và nghiệm thu các giai đoạn chuyển bước thi công khi cần thiết;
b) Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, hoàn thành công trình xây dựng để đưa vào khai thác, sử dụng.
2. Hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành chỉ được phép đưa vào khai thác, sử dụng sau khi được nghiệm thu bảo đảm yêu cầu của thiết kế xây dựng, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật cho công trình, quy định về quản lý sử dụng vật liệu xây dựng và được nghiệm thu theo quy định của Luật này.
3. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng. Tổ chức, cá nhân tham gia nghiệm thu chịu trách nhiệm về sản phẩm do mình xác nhận khi nghiệm thu công trình xây dựng.
...
Như vậy, nghiệm thu công việc xây dựng được thực hiện trong quá trình thi công xây dựng công trình.
Theo đó, chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng. Tổ chức, cá nhân tham gia nghiệm thu chịu trách nhiệm về sản phẩm do mình xác nhận khi nghiệm thu công trình xây dựng.
Nghiệm thu công việc xây dựng được thực hiện trong quá trình nào? Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng phải có chữ ký của ai? (hình từ internet)
Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng phải có chữ ký của ai?
Thành phần ký biên bản nghiệm thu công việc xây dựng được quy định tại khoản 5 Điều 21 Nghị định 06/2021/NĐ-CP như sau:
Nghiệm thu công việc xây dựng
...
5. Thành phần ký biên bản nghiệm thu:
a) Người trực tiếp giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư;
b) Người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của nhà thầu thi công xây dựng hoặc của tổng thầu, nhà thầu chính;
c) Người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của nhà thầu phụ đối với trường hợp có tổng thầu, nhà thầu chính.
...
Như vậy, biên bản nghiệm thu công việc xây dựng phải có chữ ký của:
- Người trực tiếp giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư;
- Người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của nhà thầu thi công xây dựng hoặc của tổng thầu, nhà thầu chính;
- Người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của nhà thầu phụ đối với trường hợp có tổng thầu, nhà thầu chính.
Theo đó, tại khoản 4 Điều 21 Nghị định 06/2021/NĐ-CP thì biên bản nghiệm thu công việc xây dựng bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Tên công việc được nghiệm thu;
- Thời gian và địa điểm nghiệm thu;
- Thành phần ký biên bản nghiệm thu;
- Kết luận nghiệm thu, trong đó nêu rõ chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu; đồng ý cho triển khai các công việc tiếp theo; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện công việc đã thực hiện và các yêu cầu khác (nếu có);
- Chữ ký, họ và tên, chức vụ của người ký biên bản nghiệm thu;
- Phụ lục kèm theo (nếu có).
Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình không được nghiệm thu khối lượng công trình nào?
Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình được quy định tại Điều 122 Luật Xây dựng 2014 như sau:
Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình
1. Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình có các quyền sau:
a) Tham gia nghiệm thu, xác nhận công việc, công trình đã hoàn thành thi công xây dựng;
b) Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng công trình thực hiện đúng thiết kế được phê duyệt và hợp đồng thi công xây dựng đã ký kết;
c) Bảo lưu ý kiến đối với công việc giám sát do mình đảm nhận;
d) Tạm dừng thi công trong trường hợp phát hiện công trình có nguy cơ xảy ra mất an toàn hoặc nhà thầu thi công sai thiết kế và thông báo kịp thời cho chủ đầu tư để xử lý;
đ) Từ chối yêu cầu bất hợp lý của các bên có liên quan;
e) Các quyền khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.
2. Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình có các nghĩa vụ sau:
a) Thực hiện giám sát theo đúng hợp đồng;
b) Không nghiệm thu khối lượng không bảo đảm chất lượng; không phù hợp với tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật và theo yêu cầu của thiết kế công trình;
c) Từ chối nghiệm thu khi công trình không đạt yêu cầu chất lượng;
d) Đề xuất với chủ đầu tư những bất hợp lý về thiết kế xây dựng;
đ) Giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn, bảo vệ môi trường;
e) Bồi thường thiệt hại khi làm sai lệch kết quả giám sát đối với khối lượng thi công không đúng thiết kế, không tuân theo tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, nhưng người giám sát không báo cáo với chủ đầu tư hoặc người có thẩm quyền xử lý và hành vi vi phạm khác do mình gây ra;
g) Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.
Như vậy, nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình không nghiệm thu khối lượng không bảo đảm chất lượng; không phù hợp với tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật và theo yêu cầu của thiết kế công trình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt là gì? Ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt được bù đắp từ những nguồn nào?
- Văn bản chuyên ngành là gì? Ai quy định việc cấp số văn bản chuyên ngành theo quy định Nghị định 30?
- Hồ sơ thiết kế xây dựng có bao gồm tài liệu khảo sát xây dựng? Công tác thiết kế xây dựng được quản lý như thế nào?
- Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty tài chính được thụ lý khi nào theo quy định pháp luật?
- Hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý bao gồm những gì?