Nghiên cứu sinh được xét công nhận trình độ và cấp bằng tiến sĩ cần phải đáp ứng những yêu cầu nào?
- Nghiên cứu sinh được xét công nhận trình độ và cấp bằng tiến sĩ cần phải đáp ứng những yêu cầu nào?
- Hồ sơ xét công nhận trình độ tiến sĩ và cấp bằng tiến sĩ gồm những nội dung gì?
- Cơ sở đào tạo phải cấp bằng tiến sĩ cho nghiên cứu sinh trong thời hạn bao lâu kể từ ngày quyết định công nhận trình độ tiến sĩ có hiệu lực?
Nghiên cứu sinh được xét công nhận trình độ và cấp bằng tiến sĩ cần phải đáp ứng những yêu cầu nào?
Việc xét công nhận trình độ đối với nghiên cứu sinh được quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư 18/2021/TT-BGDĐT như sau:
Công nhận trình độ và cấp bằng tiến sĩ
1. Nghiên cứu sinh được xét công nhận trình độ và cấp bằng tiến sĩ khi đáp ứng những yêu cầu sau:
a) Luận án của nghiên cứu sinh đã được Hội đồng đánh giá luận án của cơ sở đào tạo đồng ý thông qua;
b) Nghiên cứu sinh đã nộp cho cơ sở đào tạo (cả bản in và bản điện tử) luận án hoàn chỉnh cuối cùng có chữ ký của nghiên cứu sinh, xác nhận của người hướng dẫn; xác nhận Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận án sau khi đã hoàn thành chỉnh sửa, bổ sung luận án (nếu có);
c) Nghiên cứu sinh đã nộp Thư viện Quốc gia Việt Nam (cả bản điện tử và bản in) tóm tắt luận án và toàn văn luận án hoàn chỉnh cuối cùng có chữ ký của nghiên cứu sinh, chữ ký của người hướng dẫn và xác nhận của cơ sở đào tạo.
2. Cơ sở đào tạo đăng toàn văn luận án hoàn chỉnh cuối cùng của nghiên cứu sinh trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo (trừ những luận án được đánh giá theo chế độ mật) trong thời gian 03 tháng kể từ khi nghiên cứu sinh đáp ứng đủ yêu cầu theo quy định tại khoản 1 Điều này.
...
Như vậy, theo quy định, nghiên cứu sinh được xét công nhận trình độ và cấp bằng tiến sĩ khi đáp ứng những yêu cầu sau đây:
(1) Luận án của nghiên cứu sinh đã được Hội đồng đánh giá luận án của cơ sở đào tạo đồng ý thông qua;
(2) Nghiên cứu sinh đã nộp cho cơ sở đào tạo (cả bản in và bản điện tử) luận án hoàn chỉnh cuối cùng có chữ ký của nghiên cứu sinh, xác nhận của người hướng dẫn; xác nhận Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận án sau khi đã hoàn thành chỉnh sửa, bổ sung luận án (nếu có);
(3) Nghiên cứu sinh đã nộp Thư viện Quốc gia Việt Nam (cả bản điện tử và bản in) tóm tắt luận án và toàn văn luận án hoàn chỉnh cuối cùng có chữ ký của nghiên cứu sinh, chữ ký của người hướng dẫn và xác nhận của cơ sở đào tạo.
Nghiên cứu sinh được xét công nhận trình độ và cấp bằng tiến sĩ cần phải đáp ứng những yêu cầu nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ xét công nhận trình độ tiến sĩ và cấp bằng tiến sĩ gồm những nội dung gì?
Hồ sơ xét công nhận trình độ tiến sĩ được quy định tại khoản 4 Điều 19 Thông tư 18/2021/TT-BGDĐT như sau:
Công nhận trình độ và cấp bằng tiến sĩ
...
2. Cơ sở đào tạo đăng toàn văn luận án hoàn chỉnh cuối cùng của nghiên cứu sinh trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo (trừ những luận án được đánh giá theo chế độ mật) trong thời gian 03 tháng kể từ khi nghiên cứu sinh đáp ứng đủ yêu cầu theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Sau thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, cơ sở đào tạo tổ chức xét và ban hành quyết định công nhận trình độ tiến sĩ cho nghiên cứu sinh.
4. Cơ sở đào tạo lập hồ sơ xét công nhận trình độ tiến sĩ và cấp bằng tiến sĩ, bao gồm:
a) Biên bản của buổi đánh giá luận án tại cơ sở đào tạo;
b) Quyết nghị đồng ý thông qua luận án của Hội đồng đánh giá luận án của cơ sở đào tạo;
c) Biên bản kiểm phiếu, phiếu đánh giá luận án có chữ ký của tất cả thành viên Hội đồng có mặt tại buổi đánh giá luận án;
d) Bản nhận xét, đánh giá của người hướng dẫn nghiên cứu sinh; bản xác nhận đã hoàn thành chỉnh sửa, bổ sung luận án của người hướng dẫn và Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận án (nếu có);
đ) Những tài liệu khác theo quy định của cơ sở đào tạo.
...
Như vậy, theo quy định, hồ sơ xét công nhận trình độ tiến sĩ và cấp bằng tiến sĩ, bao gồm:
(1) Biên bản của buổi đánh giá luận án tại cơ sở đào tạo;
(2) Quyết nghị đồng ý thông qua luận án của Hội đồng đánh giá luận án của cơ sở đào tạo;
(3) Biên bản kiểm phiếu, phiếu đánh giá luận án có chữ ký của tất cả thành viên Hội đồng có mặt tại buổi đánh giá luận án;
(4) Bản nhận xét, đánh giá của người hướng dẫn nghiên cứu sinh;
Bản xác nhận đã hoàn thành chỉnh sửa, bổ sung luận án của người hướng dẫn và Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận án (nếu có);
(5) Những tài liệu khác theo quy định của cơ sở đào tạo.
Cơ sở đào tạo phải cấp bằng tiến sĩ cho nghiên cứu sinh trong thời hạn bao lâu kể từ ngày quyết định công nhận trình độ tiến sĩ có hiệu lực?
Việc cấp bằng tiến sĩ cho nghiên cứu sinh được quy định tại khoản 5 Điều 19 Thông tư 18/2021/TT-BGDĐT như sau:
Công nhận trình độ và cấp bằng tiến sĩ
...
4. Cơ sở đào tạo lập hồ sơ xét công nhận trình độ tiến sĩ và cấp bằng tiến sĩ, bao gồm:
a) Biên bản của buổi đánh giá luận án tại cơ sở đào tạo;
b) Quyết nghị đồng ý thông qua luận án của Hội đồng đánh giá luận án của cơ sở đào tạo;
c) Biên bản kiểm phiếu, phiếu đánh giá luận án có chữ ký của tất cả thành viên Hội đồng có mặt tại buổi đánh giá luận án;
d) Bản nhận xét, đánh giá của người hướng dẫn nghiên cứu sinh; bản xác nhận đã hoàn thành chỉnh sửa, bổ sung luận án của người hướng dẫn và Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận án (nếu có);
đ) Những tài liệu khác theo quy định của cơ sở đào tạo.
5. Cơ sở đào tạo thực hiện việc cấp bằng tiến sĩ cho nghiên cứu sinh trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày quyết định công nhận trình độ tiến sĩ có hiệu lực.
Như vậy, theo quy định, Cơ sở đào tạo có trách nhiệm cấp bằng tiến sĩ cho nghiên cứu sinh trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày quyết định công nhận trình độ tiến sĩ có hiệu lực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?
- Mẫu đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ hợp tác xã mới nhất theo Nghị định 113? Hồ sơ đăng ký nhu cầu hỗ trợ bao gồm gì?
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?