Nghiên cứu viên có được sao chép hồ sơ bệnh án điện tử để phục vụ cho việc nghiên cứu không? Hồ sơ áp dụng các tiêu chuẩn công nghệ thông tin nào?
- Nghiên cứu viên có được sao chép hồ sơ bệnh án điện tử để phục vụ cho việc nghiên cứu không?
- Danh mục dùng chung trong hồ sơ bệnh án điện tử được quy định như thế nào?
- Hồ sơ bệnh án điện tử phải áp dụng các tiêu chuẩn công nghệ thông tin nào?
- Việc trao đổi dữ liệu hồ sơ bệnh án điện tử giữa các cơ sở khám chữa bệnh có được mã hóa không?
Nghiên cứu viên có được sao chép hồ sơ bệnh án điện tử để phục vụ cho việc nghiên cứu không?
Nghiên cứu viên có được sao chép hồ sơ bệnh án điện tử để phục vụ cho việc nghiên cứu không, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 46/2018/TT-BYT như sau:
Sử dụng và khai thác hồ sơ bệnh án điện tử
1. Việc sử dụng và khai thác hồ sơ bệnh án điện tử được thực hiện theo quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều 59 Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định việc cho phép khai thác hồ sơ bệnh án điện tử trong các trường hợp sau đây:
a) Sinh viên thực tập, nghiên cứu viên, người hành nghề trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được xem hồ sơ bệnh án điện tử tại chỗ hoặc sao chép điện tử để phục vụ cho việc nghiên cứu hoặc công tác chuyên môn kỹ thuật;
b) Đại diện cơ quan quản lý nhà nước về y tế trực tiếp quản lý cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án, thanh tra chuyên ngành y tế, cơ quan bảo hiểm, tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm thần, luật sư được xem hồ sơ bệnh án điện tử tại chỗ hoặc sao chép điện tử hoặc sao chép giấy có xác nhận của Thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để phục vụ nhiệm vụ được giao theo thẩm quyền;
c) Người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh được nhận bản tóm tắt hồ sơ bệnh án điện tử hoặc bản tóm tắt hồ sơ bệnh án giấy khi có yêu cầu theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Luật Khám bệnh, chữa bệnh. Bản tóm tắt hồ sơ bệnh án điện tử có các trường thông tin theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế.
2. Các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này khi sử dụng thông tin trong hồ sơ bệnh án điện tử phải giữ bí mật và chỉ được sử dụng đúng mục đích như đã yêu cầu và được người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho phép.
Như vậy, theo quy định trên thì nghiên cứu viên trong cơ sở khám chữa bệnh được xem hồ sơ bệnh án điện tử tại chỗ hoặc sao chép điện tử để phục vụ cho việc nghiên cứu hoặc công tác chuyên môn kỹ thuật.
Hồ sơ bệnh án điện tử (Hình từ Internet)
Danh mục dùng chung trong hồ sơ bệnh án điện tử được quy định như thế nào?
Danh mục dùng chung trong hồ sơ bệnh án điện tử được quy định tại Điều 15 Thông tư 46/2018/TT-BYT như sau:
Danh mục dùng chung trong hồ sơ bệnh án điện tử
Hồ sơ bệnh án điện tử sử dụng danh mục dùng chung theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ bệnh án điện tử sử dụng danh mục dùng chung theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Hồ sơ bệnh án điện tử phải áp dụng các tiêu chuẩn công nghệ thông tin nào?
Hồ sơ bệnh án điện tử phải áp dụng các tiêu chuẩn công nghệ thông tin được quy định tại Điều 14 Thông tư 46/2018/TT-BYT như sau:
Tiêu chuẩn công nghệ thông tin y tế
Hồ sơ bệnh án điện tử phải áp dụng các tiêu chuẩn công nghệ thông tin sau đây:
1. Tiêu chuẩn HL7 gồm kiến trúc tài liệu lâm sàng HL7 CDA và HL7 FHIR.
2. Tiêu chuẩn hình ảnh số và truyền tải trong y tế (DICOM) phiên bản 2.0 trở lên.
3. Tiêu chuẩn về an toàn thông tin y tế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ trưởng Bộ Y tế.
Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ bệnh án điện tử phải áp dụng các tiêu chuẩn công nghệ thông tin như sau:
- Tiêu chuẩn HL7 gồm kiến trúc tài liệu lâm sàng HL7 CDA và HL7 FHIR.
- Tiêu chuẩn hình ảnh số và truyền tải trong y tế (DICOM) phiên bản 2.0 trở lên.
- Tiêu chuẩn về an toàn thông tin y tế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ trưởng Bộ Y tế.
Việc trao đổi dữ liệu hồ sơ bệnh án điện tử giữa các cơ sở khám chữa bệnh có được mã hóa không?
Việc trao đổi dữ liệu hồ sơ bệnh án điện tử giữa các cơ sở khám chữa bệnh có được mã hóa không, thì theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư 46/2018/TT-BYT như sau:
Bảo mật và tính riêng tư của hồ sơ bệnh án điện tử
1. Việc truy cập, chia sẻ thông tin trong hồ sơ bệnh án điện tử cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân được thực hiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư này và các quy định liên quan khác của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có biện pháp sau đây:
a) Kiểm soát truy cập của người dùng gồm xác thực người dùng, phân quyền người dùng theo từng vai trò công việc, thiết lập khoảng thời gian giới hạn cho phép người dùng truy cập vào phần mềm.
b) Bảo vệ, ngăn chặn việc truy cập trái phép vào hồ sơ bệnh án điện tử.
c) Phương án hoặc quy trình phục hồi dữ liệu trong trường hợp có sự cố.
d) Phương án phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và loại bỏ phần mềm độc hại.
3. Việc liên thông, trao đổi dữ liệu hồ sơ bệnh án điện tử giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải được mã hóa trong quá trình trao đổi dữ liệu.
4. Thông tin khám, chữa bệnh của người bệnh phải được mã hóa theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Y tế.
5. Phần mềm hồ sơ bệnh án điện tử có khả năng ghi vết tất cả các giao dịch, tương tác của người dùng trên phần mềm hồ sơ bệnh án điện tử bao gồm ngày, thời gian khi xem, nhập mới, chỉnh sửa, hủy, khôi phục dữ liệu, thông tin trong hồ sơ bệnh án điện tử.
6. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải ban hành Quy chế về bảo mật thông tin và quyền riêng tư của người bệnh trên cơ sở các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.
Như vậy, theo quy định trên thì việc liên thông, trao đổi dữ liệu hồ sơ bệnh án điện tử giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải được mã hóa trong quá trình trao đổi dữ liệu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?