Ngoài người làm công tác kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp thì còn có ai có thể phụ trách các công việc đó?
- Ngoài người làm công tác kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp thì còn có ai có thể phụ trách các công việc đó?
- Người phụ trách kiểm toán nội bộ có quyền hạn và trách nhiệm gì?
- Người làm công tác kiểm toán nội bộ có quyền hạn và trách nhiệm gì?
- Người thực hiện công tác kiểm toán nội bộ khi thực hiện công việc mà tính khách quan không còn nữa thì có bị phạt không?
Ngoài người làm công tác kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp thì còn có ai có thể phụ trách các công việc đó?
Tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Nghị định 05/2019/NĐ-CP có quy định như sau:
"Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Người làm công tác kiểm toán nội bộ: Là người thực hiện công tác kiểm toán nội bộ của đơn vị.
2. Người phụ trách kiểm toán nội bộ: Là người được cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc theo quy định của đơn vị giao phụ trách công tác kiểm toán nội bộ của đơn vị."
Theo đó, ngoài việc thực hiện các công tác kiểm toán nội bộ của đơn vị theo thẩm quyền của người làm công tác kiểm toán nội bộ thì bên cạnh đó còn có những đối tượng được cấp có thẩm quyền (theo quy định của pháp luật hoặc theo quy định của đơn vị) giao phụ trách công tác kiểm toán nội bộ của đơn vị. Những đối tượng này được gọi là "người phụ trách kiểm toán nội bộ".
Người phụ trách kiểm toán nội bộ
Người phụ trách kiểm toán nội bộ có quyền hạn và trách nhiệm gì?
Căn cứ Điều 24 Nghị định 05/2019/NĐ-CP, trách nhiệm và quyền hạn của người phụ trách kiểm toán nội bộ được quy định cụ thể gồm những nội dung sau:
(1) Trách nhiệm:
a) Quản lý và điều hành bộ phận kiểm toán nội bộ thực hiện nhiệm vụ theo quy định;
b) Đảm bảo nhân sự của bộ phận kiểm toán nội bộ được đào tạo thường xuyên, có đủ trình độ, năng lực chuyên môn để thực hiện nhiệm vụ;
c) Thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo tính độc lập, khách quan, trung thực của kiểm toán nội bộ;
d) Báo cáo các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định này khi phát hiện các vấn đề yếu kém, tồn tại của hệ thống kiểm soát nội bộ;
đ) Có ý kiến khi có đề nghị tham vấn của người phụ trách kiểm toán nội bộ các doanh nghiệp nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc;
e) Chịu trách nhiệm về kết quả kiểm toán do bộ phận kiểm toán nội bộ thực hiện;
g) Bảo mật thông tin theo đúng quy định của pháp luật;
h) Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật và Quy chế kiểm toán nội bộ của đơn vị.
(2) Quyền hạn:
a) Đề xuất với các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định này ban hành quy chế, quy trình kiểm toán nội bộ và các phương pháp nghiệp vụ kiểm toán nội bộ;
b) Được đề nghị trưng tập người ở các bộ phận khác của đơn vị; được đề xuất thuê chuyên gia, tư vấn, thuê dịch vụ kiểm toán tham gia các cuộc kiểm toán nội bộ khi cần thiết, với điều kiện đảm bảo tính độc lập của kiểm toán nội bộ;
c) Dự các cuộc họp theo quy định nội bộ của đơn vị và quy định của pháp luật;
d) Thực hiện các quyền hạn quy định tại điểm a, b, c khoản 2 Điều 23 Nghị định này;
đ) Thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và Quy chế về kiểm toán nội bộ của đơn vị.
Người làm công tác kiểm toán nội bộ có quyền hạn và trách nhiệm gì?
Trách nhiệm và quyền hạn của người làm công tác kiểm toán nội bộ được quy định tại Điều 23 Nghị định 05/2019/NĐ-CP cụ thể như sau:
(1) Trách nhiệm:
a) Thực hiện kế hoạch kiểm toán đã được phê duyệt;
b) Xác định các thông tin đầy đủ, tin cậy, phù hợp và hữu ích cho việc thực hiện các mục tiêu kiểm toán;
c) Căn cứ vào các phân tích và đánh giá phù hợp để đưa ra kết luận và các kết quả kiểm toán một cách độc lập, khách quan;
d) Lưu các thông tin liên quan để hỗ trợ các kết luận và đưa ra kết quả kiểm toán;
đ) Chịu trách nhiệm về kết quả kiểm toán được giao thực hiện;
e) Bảo mật thông tin theo đúng quy định của pháp luật;
g) Không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, giữ gìn đạo đức nghề nghiệp;
h) Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật và Quy chế kiểm toán nội bộ của đơn vị.
(2) Quyền hạn:
a) Trong khi thực hiện kiểm toán có quyền độc lập trong việc nhận xét, đánh giá, kết luận và kiến nghị về những nội dung đã kiểm toán;
b) Có quyền yêu cầu bộ phận/đơn vị được kiểm toán cung cấp kịp thời, đầy đủ tài liệu, thông tin có liên quan đến nội dung kiểm toán;
c) Bảo lưu ý kiến bằng văn bản về kết quả kiểm toán trong phạm vi được phân công;
d) Thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và Quy chế kiểm toán nội bộ của đơn vị.
Người thực hiện công tác kiểm toán nội bộ khi thực hiện công việc mà tính khách quan không còn nữa thì có bị phạt không?
Tại khoản 1 và khoản 2 Điều 6 Nghị định 05/2019/NĐ-CP có quy định một số yêu cầu đối với người làm công tác kiểm toán nội bộ nhằm đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ như sau:
"1. Người làm công tác kiểm toán nội bộ phải có thái độ công bằng, khách quan, không định kiến. Người làm công tác kiểm toán nội bộ có quyền và nghĩa vụ báo cáo về các vấn đề có thể ảnh hưởng đến tính độc lập và khách quan của mình liên quan đến công việc kiểm toán nội bộ được giao.
2. Người làm công tác kiểm toán nội bộ phải đảm bảo tính độc lập và khách quan. Trường hợp tính độc lập hoặc khách quan bị ảnh hưởng hoặc có thể bị ảnh hưởng, người làm công tác kiểm toán nội bộ phải báo cáo cho cấp quản lý trực tiếp hoặc phải báo cáo cho các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định này hoặc người được ủy quyền của các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định này."
Theo đó, trường hợp phát hiện ra tính khách quan bị ảnh hưởng hoặc có thể bị ảnh hưởng, người làm công tác kiểm toán nội bộ phải báo cáo cho cấp quản lý trực tiếp hoặc phải báo cáo cho các đối tượng có thẩm quyền ban hành Quy chế kiểm toán nội bộ hoặc người được ủy quyền của các đối tượng này. Nếu vẫn tiếp tục thực hiện thì có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật và Quy chế của đơn vị.
Như vậy, ngoài người làm công tác nội bộ, những người được cấp có thẩm quyền (theo quy định của pháp luật hoặc theo quy định của đơn vị) giao phụ trách công tác kiểm toán nội bộ của đơn vị, hay còn gọi là người phụ trách kiểm toán nội bộ cũng có thể thực hiện những công việc liên quan. Pháp luật hiện hành quy định cụ thể quyền hạn và trách nhiệm của những đối tượng này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Diện tích tính tiền sử dụng đất đối với trường hợp Nhà nước giao đất được xác định như thế nào?
- Kịch bản tổng kết chi hội phụ nữ cuối năm 2024 ngắn gọn? Tổng kết công tác Hội phụ nữ năm 2024 ngắn gọn?
- Cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin không được sử dụng thông tin nào trên môi trường mạng?
- Mẫu biên bản bàn giao công nợ mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word biên bản bàn giao công nợ ở đâu?
- Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng?