Ngoài quyết định thành lập Đoàn thanh tra nội bộ thì Hiệu trưởng trường đại học còn có trách nhiệm gì?
Ai có quyền thành lập Đoàn thanh tra nội bộ ở trường đại học?
Ai có quyền thành lập Đoàn thanh tra nội bộ ở trường đại học? (Hình từ internet)
Theo khoản 1 Điều 10 Thông tư 51/2012/TT-BGDĐT quy định như sau:
Đoàn thanh tra nội bộ
1. Đoàn thanh tra nội bộ là Đoàn thanh tra được thành lập theo quyết định của Hiệu trưởng. Đoàn thanh tra nội bộ có Trưởng đoàn thanh tra, Phó trưởng đoàn (nếu cần) và các thành viên Đoàn thanh tra.
....
Theo đó, căn cứ quy đinh trên thì Hiệu trưởng trường đại học quyết định thành lập Đoàn thanh tra nội bộ.
Đoàn thanh tra nội bộ có Trưởng đoàn thanh tra, Phó trưởng đoàn (nếu cần) và các thành viên Đoàn thanh tra.
Ngoài quyết định thành lập Đoàn thanh tra nội bộ thì Hiệu trưởng trường đại học còn có trách nhiệm gì?
Theo Điều 14 Thông tư 51/2012/TT-BGDĐT quy định như sau:
Trách nhiệm của Hiệu trưởng
1. Thành lập tổ chức thanh tra nội bộ hoặc bố trí cán bộ chuyên trách làm công tác thanh tra nội bộ của trường đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ thanh tra; ban hành văn bản quy định cụ thể về hoạt động thanh tra nội bộ phù hợp với điều kiện của trường.
2. Căn cứ yêu cầu công tác quản lý của trường và chương trình kế hoạch công tác của cơ quan thanh tra cấp trên, Hiệu trưởng chỉ đạo việc xây dựng và phê duyệt kế hoạch thanh tra nội bộ thuộc quyền quản lý trực tiếp; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch đã phê duyệt; quyết định thanh tra, xử lý kiến nghị, kết luận sau thanh tra.
3. Đảm bảo các điều kiện về nhân sự, chế độ chính sách, cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí và các điều kiện cần thiết khác đối với hoạt động thanh tra nội bộ; chỉ đạo giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
4. Cử cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý tham gia hoạt động thanh tra nội bộ.
5. Định kỳ làm việc với tổ chức thanh tra thuộc quyền quản lý về công tác thanh tra; giải quyết kịp thời những vấn đề khó khăn, vướng mắc về công tác thanh tra; xử lý việc trùng lắp trong hoạt động thanh tra, kiểm tra thuộc phạm vi quản lý của mình.
6. Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về công tác thanh tra với Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo và cơ quan quản lý trực tiếp theo quy định.
Theo đó, ngoài quyết định thành lập Đoàn thanh tra nội bộ thì Hiệu trưởng trường đại học còn có trách nhiệm sau:
- Bố trí cán bộ chuyên trách làm công tác thanh tra nội bộ của trường đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ thanh tra; ban hành văn bản quy định cụ thể về hoạt động thanh tra nội bộ phù hợp với điều kiện của trường.
- Căn cứ yêu cầu công tác quản lý của trường và chương trình kế hoạch công tác của cơ quan thanh tra cấp trên, Hiệu trưởng chỉ đạo việc xây dựng và phê duyệt kế hoạch thanh tra nội bộ thuộc quyền quản lý trực tiếp; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch đã phê duyệt; quyết định thanh tra, xử lý kiến nghị, kết luận sau thanh tra.
- Đảm bảo các điều kiện về nhân sự, chế độ chính sách, cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí và các điều kiện cần thiết khác đối với hoạt động thanh tra nội bộ; chỉ đạo giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
- Cử cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý tham gia hoạt động thanh tra nội bộ.
- Định kỳ làm việc với tổ chức thanh tra thuộc quyền quản lý về công tác thanh tra; giải quyết kịp thời những vấn đề khó khăn, vướng mắc về công tác thanh tra; xử lý việc trùng lắp trong hoạt động thanh tra, kiểm tra thuộc phạm vi quản lý của mình.
- Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về công tác thanh tra với Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo và cơ quan quản lý trực tiếp theo quy định.
Tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra có hành vi mua chuộc người làm nhiệm vụ thanh tra thì có bị xử lý vi phạm hay không?
Theo khoản 2 Điều 16 Thông tư 51/2012/TT-BGDĐT quy định như sau:
Xử lý vi phạm
...
2. Đơn vị, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra có một trong các hành vi sau đây thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật:
a) Không cung cấp thông tin, tài liệu hoặc cung cấp thông tin, tài liệu không chính xác, thiếu trung thực, chiếm đoạt, thủ tiêu tài liệu, vật chứng liên quan đến nội dung thanh tra;
b) Chống đối, cản trở, mua chuộc, trả thù, trù dập người làm nhiệm vụ thanh tra, người cung cấp thông tin, tài liệu cho hoạt động thanh tra; gây khó khăn cho hoạt động thanh tra;
c) Vu cáo, vu khống đối với người làm nhiệm vụ thanh tra;
d) Đưa hối lộ;
đ) Không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, không kịp thời nghĩa vụ, trách nhiệm của mình được ghi trong kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra.
...
Theo đó, căn cứ trên quy định tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra của Đoàn thanh tra nội bộ ở trường đại học có hành vi mua chuộc người làm nhiệm vụ thanh tra thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?
- Thị trường liên quan được xác định trên cơ sở nào? Nguyên tắc xác định thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan?
- Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN?
- Sĩ quan sử dụng máy tính quân sự để kết nối vào mạng Internet làm lộ lọt thông tin thì xử lý như thế nào?
- Chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking từ 1 1 2025 theo Thông tư 50 2024?