Ngoài việc tổ chức các khóa học lý thuyết, việc tập huấn và đào tạo hoạt động khuyến nông còn bao gồm những việc gì?
- Ngoài việc tổ chức các khóa học lý thuyết, việc tập huấn và đào tạo hoạt động khuyến nông còn bao gồm những việc gì?
- Nguồn kinh phí biên soạn tài liệu đào tạo hoạt động khuyến nông được lấy từ đâu?
- Nội dung và mức chi cho việc biên soạn tài liệu đào tạo hoạt động khuyến nông được quy định như thế nào?
Ngoài việc tổ chức các khóa học lý thuyết, việc tập huấn và đào tạo hoạt động khuyến nông còn bao gồm những việc gì?
Tập huấn, bồi dưỡng và đào tạo hoạt động khuyến nông
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 83/2018/NĐ-CP, việc bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo đối với hoạt động khuyến nông được quy định như sau:
(1) Nội dung hoạt động
a) Đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp, kỹ năng khuyến nông, bồi dưỡng kiến thức về chính sách, pháp luật cho các đối tượng chuyển giao công nghệ quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này;
b) Tập huấn về kỹ thuật sản xuất, tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh nông nghiệp, bồi dưỡng kiến thức về chính sách, pháp luật, thị trường, phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, dịch hại cho các đối tượng nhận chuyển giao công nghệ quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này.
(2) Phương thức thực hiện
a) Tổ chức khóa học ngắn hạn gắn lý thuyết với thực hành;
b) Tổ chức lớp học tại hiện trường;
c) Đào tạo từ xa trên truyền thanh, truyền hình, trang thông tin điện tử khuyến nông;
d) Khảo sát học tập trong và ngoài nước;
đ) Các phương thức bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
Có thể thấy, Nhà nước đã đề ra các quy định cụ thể về bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo để các cá nhân, tổ chức có thể thực hiện hoạt động khuyến nông một cách hiệu quả nhất. Bên cạnh việc tổ chức các khóa học lý thuyết, pháp luật còn quy định một số phương thức khác như tổ chức lớp học tại hiện trường, đào tạo từ xa trên các phương tiện điện tử, khảo sát học tập trong và ngoài nước và một số phương thức khác theo quy định.
Nguồn kinh phí biên soạn tài liệu đào tạo hoạt động khuyến nông được lấy từ đâu?
Đối với hoạt động bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo hoạt động khuyến nông, nguồn kinh phí dành cho việc biên soạn tài liệu bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 Thông tư 75/2019/TT-BTC như sau:
"2. Các tổ chức, cá nhân tham gia bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo thực hiện theo định mức, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Thông tư này hướng dẫn cụ thể một số nội dung chi, mức chi sau:
a) Chi biên soạn chương trình, giáo trình, tài liệu bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 76/2018/TT-BTC ngày 17 tháng 8 năm 2018 của Bộ Tài chính về hướng dẫn nội dung, mức chi xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình môn học đối với giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp."
Cụ thể, Điều 2 Thông tư 76/2018/TT-BTC quy định nguồn kinh phí chi xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình môn học như sau:
(1) Các đơn vị sử dụng nguồn kinh phí ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền giao để xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình môn học theo đúng các quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định có liên quan.
(2) Ngoài nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước, Nhà nước khuyến khích các đơn vị sử dụng các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật để xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình môn học.
Các đơn vị được vận dụng các quy định tại Thông tư này trong việc sử dụng các nguồn kinh phí hợp pháp khác khi xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình môn học. Mức chi cụ thể do thủ trưởng đơn vị quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ, bảo đảm phù hợp với khả năng kinh phí của đơn vị.
Nội dung và mức chi cho việc biên soạn tài liệu đào tạo hoạt động khuyến nông được quy định như thế nào?
Các nội dung và mức chi chung cho việc biên soạn tài liệu bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn khi thực hiện các hoạt động khuyến nông được quy định tại Điều 3 Thông tư 76/2018/TT-BTC như sau:
(1) Chi hội nghị, hội thảo, tập huấn triển khai nhiệm vụ, công tác phí để phục vụ cho hoạt động xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình: nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư 40/2017/TT-BTC, Thông tư 01/2010/TT-BTC (đã được thay thế bởi Thông tư 71/2018/TT-BTC).
(2) Các nội dung chi cho các hoạt động điều tra khảo sát xác định nhu cầu đào tạo: áp dụng theo quy định tại Thông tư 109/2016/TT-BTC
(3) Chi dịch và hiệu đính tài liệu:
a) Chi dịch nói từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt và ngược lại: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 2 Thông tư 01/2010/TT-BTC (được thay thế bởi điểm a khoản 1 Điều 11 Thông tư 71/2018/TT-BTC);
b) Chi phiên dịch (dịch nói) từ tiếng Việt sang tiếng dân tộc thiểu số và ngược lại: Mức tiền công áp dụng bằng mức chi thuê người dẫn đường kiêm phiên dịch tiếng dân tộc quy định tại Thông tư 109/2016/TT-BTC;
c) Chi dịch và hiệu đính tài liệu: Mức chi theo quy định tại khoản 7 Điều 4 Thông tư 338/2016/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 42/2022/TT-BTC;
d) Trường hợp các cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ của các cơ quan, đơn vị để tham gia công tác dịch và hiệu đính tài liệu thì được thanh toán tối đa bằng 50% mức chi thuê ngoài quy định tại điểm a, b và c khoản 3 Điều 3 Thông tư này.
(4) Chi xây dựng hệ thống dữ liệu điện tử về chương trình đào tạo, giáo trình: áp dụng theo quy định tại Thông tư 194/2012/TT-BTC.
(5) Chi in ấn tài liệu, mua văn phòng phẩm phục vụ cho hoạt động xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình: mức chi căn cứ vào nhu cầu thực tế phát sinh do thủ trưởng đơn vị quyết định và hóa đơn chứng từ chi tiêu hợp pháp.
Như vậy, ngoài việc tổ chức các khóa học lý thuyết, việc tập huấn và đào tạo hoạt động khuyến nông còn được thực hiện thông qua những phương thức như: tổ chức lớp học tại hiện trường, đào tạo từ xa trên các phương tiện điện tử, khảo sát học tập trong và ngoài nước và một số phương thức khác theo quy định. Chi phí dành cho việc biên soạn các giáo trình, tài liệu tập huấn, đào tạo được quy định cụ thể tại các văn bản liên quan.
- Thông tư 194/2012/TT-BTC
- khoản 3 Điều 1 Thông tư 42/2022/TT-BTC
- khoản 7 Điều 4 Thông tư 338/2016/TT-BTC
- điểm a khoản 1 Điều 11 Thông tư 71/2018/TT-BTC
- Thông tư 109/2016/TT-BTC
- Thông tư 40/2017/TT-BTC
- Điều 2 Thông tư 76/2018/TT-BTC
- điểm a khoản 2 Điều 4 Thông tư 75/2019/TT-BTC
- Điều 6 Nghị định 83/2018/NĐ-CP
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?